Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống – Bài cuối: Đưa áo dài ngũ thân sống lại bản sắc vốn có

Qua thời gian, áo dài nữ được cách tân nhiều lần để phù hợp với thẩm mĩ mỗi thời kì khác nhau. So với áo dài nữ, áo dài dành cho nam dường như bị lãng quên trong đời sống của người Việt, chỉ còn xuất hiện trên sân khấu, tế lễ với cái nhìn không mấy tích cực. Nhưng nay, áo dài ngũ thân của nam giới đang được vận động để trở lại đời sống đúng với bản sắc vốn có.

Những đổi thay tích cực

Chú thích ảnh
Khách tham quan trưng bày. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Ở Ngôi nhà Di sản (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) có một không gian đặc biệt dành cho áo dài ngũ thân do Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt khai trương.  Đây là hành động thiết thực của những người yêu mến áo dài ngũ thân nam, tạo cơ hội cho công chúng, du khách được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về những giá trị của trang phục áo dài truyền thống.

Trong không gian này trưng bày các sản phẩm trang phục áo dài ngũ thân truyền thống của các nghệ nhân: Năm Tuyền (Thành phố Hồ Chí Minh), Đỗ Minh Tám (Trạch Xá, Ứng Hòa, Hà Nội), Đặng Duy Linh (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội); trưng bày các sản phẩm lụa của các nghệ nhân: Phan Thị Thuận (Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội), Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông, Hà Nội), Phạm Văn Thực (Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam)… Họ đều là những nghệ nhân nổi tiếng, luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản truyền thống, đưa các giá trị này gần gũi hơn với đời sống… Ngoài trưng bày sản phẩm áo dài của các nghệ nhân, khách tham quan có dịp tiếp xúc với các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân may, nghệ nhân dệt lụa, tư vấn cách may, mặc áo dài ngũ thân đúng cách…

Cuối tháng 1/2021, một số thành viên nam của nhóm Đình làng Việt đã có cuộc du xuân sớm trên phố cổ, di tích, danh thắng, Nhà hát Lớn, kem Tràng Tiền, bờ hồ Hoàn Kiếm trong tà áo dài ngũ thân nam. Trên tay còn mang theo hoa đào, câu đối, chiếc quạt giấy… người qua đường không khỏi tò mò, thích thú. Nhiếp ảnh gia Khang Chu Long đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp này, góp phần quảng bá cho áo dài ngũ thân nam…

Vào năm 2017, Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống ra đời, trở thành nơi tập hợp những người yêu mến trang phục truyền thống, đặc biệt là áo dài nam. Những người thành lập trung tâm đều hướng tới mục tiêu chung là định hướng thúc đẩy phong trào may và mặc áo dài nam truyền thống trong những dịp lễ tết, hội hè… Đồng thời góp phần nâng cao tính ứng dụng trong đời sống đương đại, tăng cường các hoạt động hỗ trợ bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của trang phục Việt đặc biệt là chiếc áo dài ngũ thân.

Trên mạng xã hội Facebook của Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống luôn cập nhật những hình ảnh hoạt động mới nhất cùng chia sẻ của công chúng, nghệ nhân và cả bạn bè nước ngoài về áo dài ngũ thân…

Họa sỹ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình Làng Việt và Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống cho hay: Từ khi ra đời đến nay, Trung tâm đã liên tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giúp công chúng thêm hiểu, trân trọng giá trị của trang phục dân tộc. Trung tâm cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nghệ nhân, người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm may theo truyền thống nhưng phù hợp với đời sống hiện đại.

Họa sỹ Nguyễn Đức Bình chia sẻ: “Trong thời gian quảng bá, vận động mặc áo dài nam, chúng tôi nhận thấy rằng, đàn ông Việt Nam hiện nay thích mặc áo dài ngũ thân truyền thống tăng theo độ tuổi. Những người 8x, 9x, 00 là thế hệ đam mê trở về truyền thống, đam mê mặc áo dài ngũ thân nam. Có thể thế hệ này bị đứt đoạn với những sự kiện lịch sử cận hiện đại, họ không biết đến những nhânvật lý trưởng, cường hào, ác bá…vốn đóng đinh với áo dài.  Họ lại tiếp cận nhiều với thế giới, do vậy họ vô cùng khao khát sự khẳng định bản sắc với thế giới xung quanh, chính vì lẽ đó khi mặc áo dài ngũ thân họ rất thích và đam mê… Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm từng nói: “Đi đến tận cùng truyền thống sẽ gặp hiện đại, đi đến tận cùng dân tộc sẽ gặp nhân loại”. Với áo dài của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng câu nói đó vô cùng phù hợp”…

Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế được UBND tỉnh giao nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai Đề án “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”. Từ đây, Sở Văn hóa, Thể thao đã triển khai cho toàn thể cán bộ công chức của Sở mặc áo dài truyền thống khi đến công sở trong ngày đầu tuần mỗi tháng, đặc biệt nam giới sẽ mặc áo dài ngũ thân. Việc này cũng thu hút được sự chú ý của dư luận, thậm chí có những ý kiến trái chiều, chưa đồng tình. Sở cũng đã lường trước phản ứng dư luận nên luôn cầu thị và lắng nghe.

Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được coi là trang phục không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế. Nếu đối với nữ, áo dài là trang phục tôn vinh vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, nghiêm cẩn tạo nên tâm hồn, tính sách của người đàn ông. Bên cạnh đó, ái dài còn thể hiện những giá trị đặc sắc về đạo đức, thẩm mỹ, là di sản sống động, sản phẩm du lịch độc đáo của mảnh đất cố đô Huế cần được bảo vệ, phát huy giá trị trong đời sống đương đại…

Hiểu đúng về áo dài ngũ thân nam

Chú thích ảnh
Các nghệ nhân mặc áo dài ngũ thân truyền thống. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Source: http://thoitrangviet247.com
Category: Áo

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận