Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”- Tố Hữu
Bạn đang đọc: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”- Tố Hữu
A. ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới — mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
1. Khái quát cảm nhận của Xuân Diệu về mùa thu qua hai khổ thơ trên.
2. Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích những đặc sắc của hai câu thơ này.
3. Nêu cảm nhận của anh/chị về câu “Đây mùa thu tới – mùa thu tới” và vai trò của câu thơ này trong khổ thơ,
4. Đặc điểm thiên nhiên mùa thu ở khổ thơ thứ hai là gì? Nêu cảm nhận của anh/chị về đặc sắc của câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
19/5/1970.
Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng mỗi chữ, mỗi lời nói của mẹ thắm nặng yêu thương, như những dàng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đế mức nào không? Con vẫn hiếu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi VI ỉỉ tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lìm xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hơi tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.
(Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
5. Nêu những tình cảm của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được bộc lộ trong đoạn nhật kí trên.
6. Đoạn nhật kí trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt gì? Trong phương thức biểu đạt ẩy có thủ pháp nghệ thuật nào nổi bật? Phân tích ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó.
7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) trình bày cảm nghĩ của anh/chị khi đọc đoạn nhật kí trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
“Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”
Viết bài văn ngăn bình luận danh ngôn trên.
Câu 2 (4 điềm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” – Tố Hữu:
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…,
(Theo SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 109)
B. GỢI Ý
PHẦN I
1. Bức tranh thu qua cảm nhận của Xuân Diệu bao trùm vẻ ảm đạm, lạnh lẽo, từ đó toát lên vẻ đẹp hiu hát của sự tàn lụi, chia li.
2. Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hoá. Hình ảnh thơ vừa mang tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm… Lá liễu buông dài vừa được cảm nhận như tóc buồn vừa được ví như ngàn hàng lệ. Xuân Diệu vừa dựng tả dáng vóc vừa diễn tả chiều sâu tâm trạng của rặng liễu cuối thu…
Phân tích đặc sắc của hai câu thơ này, có thể chú ý thêm từ láy âm “đìu hiu”, cách gieo vần lưng liên tiếp (buông xuống), vần chân (tang, hàng).,,
3. Câu “Đây mùa thu tới – mùa thu tới” cất lời nhắc báo nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Lời reo vui khe khẽ hay cũng là tiếng thảng thốt giật mình. Câu thơ chứa nhiều tâm trạng: vừa vui trước mùa thu tới (với những vẻ sắc gợi cảm riêng) lại vừa buồn, sợ bởi mùa thu sẽ qua, thời gian một đi không trở lại.
Nhân vật trữ tình gọi nhắc tới hai lần, chứng tỏ rất thiết tha, ấn tượng trước việc mùa thu tới.
Câu thơ này có vai trò như bản lề trong khổ thơ. Nó nối kết hai câu thơ trên với câu thơ dưới – những tín hiệu báo mùa thu tới.
4. Khổ thơ miêu tả thiên nhiên vào thời gian cuối thu. Đặc điểm bao trùm cảnh vật ở đây là tàn lụi, lạnh lẽo. cần chú ý hình ảnh hoa, lá, sự biến chuyển sắc màu, cái lạnh ngấm vào tận xương của cành nhánh khô gầy…
Phân tích câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” cần chú ý thủ pháp đảo ngữ (khác với “Những luồng lá run rẩy rung rinh” như thế nào?)’ Nhà thơ không chỉ miêu tả phiến lá run rẩy rung rinh trong gió lạnh mà còn cảm nhận nỗi run rẩy rung rinh của gió cuối thu trên mặt lá… Câu thơ còn thể hiện nét đặc sắc ở nghệ thuật láy phụ âm “r” như truyền cảm giác cho người đọc.
5. Chú ý sự hòa quyện giữa các tình cảm riêng – chung trong đoạn nhật kí (nỗi nhớ gia đình, tình yêu Hà Nội quê hương, tình yêu đất nước).
6. Đoạn nhật kí chủ yếu sử dụng phương thức trữ tình. Trong đó, thủ pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh. Học sinh tìm các chỗ có thủ pháp so sánh và phân tích ý nghĩa của nó.
7. Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn của người nữ bác sĩ – liệt sĩ trẻ tuổi Đặng Thùy Trâm trong hoàn cảnh xa quê hương, làm việc và chiến đấu trên chiến trường Quảng Ngãi ác liệt. Đó là một tâm hồn đa cảm mà cứng cỏi với những tình cảm thiết tha, sâu sắc.
PHẦN II
Câu 1.
a) Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề về câu danh ngôn: Tiền có thể mua được tất cả trừ hạnh phúc.
b) Thân bài
* Giải thích ý kiến
Trong khi khẳng định vai trò quan trọng, sự cần thiết của tiền bạc, ý kiến này cũng phân biệt tiền bạc, của cải với hạnh phúc thực sự của con người, ngầm nhắc nhở một quan niệm đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc sống.
* Bàn luận về ý kiến
– Tiền bạc, của cải vật chất rất cần thiết đối với cuộc sống, con người cần nỗ lực, phấn đấu để làm ra nhiều tiền.
+ Vai trò quan trọng của tiền bạc, của cải đối với con người trong cuộc sống: Tiền đem lại cho con người sự no đủ, sang trọng trong sinh hoạt, góp phần tạo nên sự thỏa mãn trong cuộc sống.
+ Nếu không có tiền, nhiều khi con người ta khó có thể thực hiện được ý muốn dù tốt đẹp của mình.
+ Mỗi con người học tập, lao động và phấn đấu, mỗi xã hội tìm cách phát triển đều vì một mục đích: đem tới cho con người, cho xã hội của cải nhiều hơn, đời sống sung sướng, văn minh hơn.
– Tiền có thể mua (lược rất nhiều thứ, nhưng không thể mua được hạnh phúc.
4- Tiền rất cần thiết đối với con người, song đỏ là một phương tiện để đem lại hạnh phúc chứ không thể là mục đích cuối cùng của cuộc sống.
+ Hạnh phúc không chỉ là sự no đủ về vật chất, tiện nghi trong sinh hoạt. Con người còn có các nhu cầu về tình cảm, ve đời sống tinh thần. Bởi thế, không ít người dư thừa về của cải song không có cảm giác hạnh phúc.
4- Trong thực tế, không ít người khổ vì chạy theo đồng tiền, trở thành nô lệ của đồng tiền.
* Ý nghĩa của ý kiến: nhắc nhở mọi người có thái độ đúng với đồng tiền, có quan niệm đúng về hạnh phúc.
c) Kết luận
Học sinh nêu quan điểm, suy nghĩ của mình về câu danh ngôn.
Có thể bạn quan tâm: NLXH: “Trong cuộc sống, đừng tham vọng nhưng phải có khát vọng”
Câu 2.
* Giới thiệu chung về bài “Việt Bắc” – Tố Hữu và khái quát về đoạn thơ
– Việt Bắc là một đỉnh cao trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, một trong những sáng tác tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Ra đời ở một bước ngoặt đáng nhớ của lịch sử dân tộc (tháng 10 năm 1954), bài thơ trở thành bản anh hùng ca về Cách mạng và kháng chiến, bản tình ca về đời sống tâm hồn phong phú, cao đẹp của con người Việt Nam trong “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
– Để tổng kết lịch sử, diễn tả nghĩa tình Cách mạng và kháng chiến, kill sáng tác Việt Bắc, Tố Hữu đã vận dụng một hình thức nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ được kết cấu thành một cuộc đối đáp tâm tình giữa người cán bộ sắp về xuôi với người dân miền núi Việt Bắc, được diễn tả bằng điệu thơ lục bát đậm đà chất ca dao.
– Đoạn thơ mở đầu có vị trí khá đặc biệt trong bài thơ dài Việt Bắc. Bằng lời hỏi của người miền núi Việt Bắc rồi lời đáp của người cán bộ sắp về xuôi, đoạn thơ khơi dòng cho bao kỉ niệm về sau, đồng thời hé mở lối kết cấu của bài thơ.
* Phân tích khúc lời hỏi của người miền núi Việt Bắc
“ Khúc đầu của bài thơ gồm hai câu hỏi được nhịp nhàng cất lên. Trong từng câu hỏi, về cơ bản vế trước được lặp lại (Mình về mình có nhớ ta, Mình về mình có nhớ không). Điều ấy chứng tỏ người hỏi đang đầy xao xuyến ở thời điểm “mình về”, đang thiết tha gợi nhắc những kỉ niệm.
– Ý đồ tổng kết lịch sử của Tố Hữu được gửi gắm qua lời nhắc “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Đây là lúc cần ôn lại mười lăm năm Cách mạng và kháng chiến gắn bó cùng Việt Bắc. “Mười lăm năm ấy” nhắc chiều dài thời gian. “Thiết tha mặn nồng” khẳng định nghĩa tình ngày càng nồng đậm. Đây không phải là lịch sử của những sự kiện lạnh lùng, những con số khô khan mà là lịch sử của lòng người, của quá trình gắn bó.
– Sự vận dụng nhuần nhuyễn lối nói của ca dao ở câu “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Đó là mượn cảnh, mượn thiên nhiên mà bộc lộ lòng người, mà diễn tả quy luật tình cảm, là cách nói cụ thể mà hàm ý khái quát sâu xa. Câu thơ được ngắt nhịp 4/4 thành hai vế cân xứng; trong từng vế đều có một cặp hình ảnh có mối tương quan hài hoà và được liên kết theo quan hệ nhân quả tự nhiên. Khi nhìn cây, lòng ta tự nhiên nhớ về núi. Lúc ngắm sông, lòng ta tự nhiên nhớ lại nguồn. Núi là môi trường sinh dưỡng nên cây. Trăm nguồn mới tạo thành sông. Khi ta đang được nhìn ngắm một sự vật, thành quả trước mắt hãy đừng quên cội nguồn đã tạo sinh ra nó. Lúc ta đang ở chiến thắng vinh quang hiện tại này hãy đừng quên những tháng ngày gian khô được Việt Bắc cưu mang, đừng quên nghĩa tình Cách mạng và kháng chiến.
* Phân tích khúc 2 – lời đáp của người cán bộ sắp về xuôi
– Trước lời hỏi của người Việt Bắc, người cán bộ sắp về xuôi vừa đáp vừa hỏi lại. Tố Hữu chưa để cho người về khẳng định ngay nỗi nhớ. Đó là cách kéo dài thời gian của buổi tâm tình, tạo không khí dùng dàng, lưu luyến ở buổi chia li.
– Bang lời hỏi lại “Tiếng ai tha thiết bên cồn”, nhà thơ đã giới thiệu rố them không gian của buổi tâm tình. Cuộc chia ỉi này được diễn ra giữa rừng núi thiên nhiên, được rừng núi Việt Bắc chứng kiến, hoà cảm…
– Nỗi lòng bâng khuâng, sự dùng dằng của người về được bộc lộ qua câu thơ ngắt nhịp cân xứng 4/4: “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”. Một vế bộc lộ nội tâm, một vế diễn tả dáng vẻ nhưng thống nhất trong một cảm xúc.
– Biện pháp nghệ thuật hoán dụ “Áo chàm đưa buổi phân li” gợi hình ảnh người miền núi Việt Bắc. Đồng thời, hình ảnh “áo chàm” cũng là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy. Tình cảm của người Việt Bắc đối với Cách mạng, Kháng chiến cũng đậm đà, bền bỉ, không bao giờ nhạt phai y như màu áo chàm họ mặc.
– Một chút băn khoăn, bối rối của người về thể hiện ở câu “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”. Hỏi người kia mà cũng tự hỏi mình. Bao kỉ niệm bộn bề sống dậy, bao nỗi nhớ trào dâng nên biết nói gì lúc này cho thoả lòng thương nhớ, cho mình hiểu ta…
* Kết luận về đoạn thơ
– Đoạn thơ mang giọng điệu trữ tình tha thiết, có những hình ảnh gợi cảm.
– Là lời hỏi – đáp mở đầu, đoạn thơ có ý nghĩa tạo không khí cảm xúc chung cho toàn bài, khơi dòng cho bao kỉ niệm nghĩa tình về sau.
Xem thêm >>> Tái hiện vẻ đẹp đoàn quân ra trận: Tây Tiến và Việt Bắc
Hy vọng qua dàn ý chi tiết về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” này có thể giúp ích nhiều cho bạn, chúc các bạn học tập tốt <3
Source: http://thoitrangviet247.com
Category: Áo