Tản mạn về truyền thống ” khăn đóng áo dài “

Từ chiếc khăn vấn của những nàng ngọc nữ ở chùa Dâu, đến cái mốt vương miện của bà Nhu, cũng như từ chiếc khăn quấn quyến rũ, tự do, giàu đậm chất ngầu, đến chiếc khăn xếp cứng đơ, đơn điệu, khoảng cách thẩm mỹ và nghệ thuật quả là rất lớn .

         Chỉ cần nhìn bằng con mắt của một người có trình độ văn hoá bình thường, cũng đủ nhận thấy sự lỗi thời của cái mốt “khăn đóng áo dài” của đàn ông Việt Nam, nhất là ở thời đại ngày nay. Sự lỗi thời đó nằm ở trên cả hai mặt : mỹ thuật và ý nghĩa biểu trưng.

         Đứng về mặt mỹ thuật, tôi chưa từng thấy một dân tộc nào có một bộ y phục đàn ông nào, được coi gần như là “quốc phục”, mà trông lại xấu đến thế ! Nó gần với  một bộ  “đồng  phục”, hơn là một bộ y phục thông thường, bởi nó gồm bốn bộ phận gần như  “bất di bất dịch”, không thể thay đổi được, đó là : chiếc áo dài (màu và vật liệu có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp, nhưng cũng chỉ giới hạn ở ba màu chính : đen (thâm), trắng, và xanh lam ; còn vật liệu có thể là : vải, lụa, the, nhiễu, hay gấm) ; chiếc khăn xếp (thường thường là màu đen, có thể được thay thế bằng chiếc khăn quấn bằng nhiễu) ; chiếc quần ta bằng vải, hay lụa trắng ; cuối cùng, là đôi giầy Gia Định bằng da láng màu đen. Tuy thực chất chỉ là một bộ “thường phục”, nhưng nó lại hay được sử dụng trong những dịp lễ lạc, hay giao tiếp long trọng, bởi hầu hết các tầng lớp trong xã hội, từ các vị chức sắc cho đến người dân thường ; từ ông thầy đồ làng cho đến các cậu học trò nhỏ tuổi. Thậm chí, các “liền anh” Quan Họ cũng đã bị cái mốt này chinh phục. Đứng bên cạnh chiếc áo tứ thân của các “liền chị”, trông các “liền anh” quả là cứng nhắc, không tự nhiên chút nào. Ngay cả mấy ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, từ Hàm Nghi đến Bảo Đại cũng đã từng có lúc “khăn đóng áo dài”.


Vua Hàm Nghi

         Trong cuốn sách ” Huế, Cité impériale du Viet Nam” của Ann Helen Unger và Walter Unger, NXB Abbeville, Paris, 1995), có hình ông Bảo Đại trong bộ y phục này trên một tấm ảnh gia đình chụp cùng với bà Từ Cung, mẹ ông, và vợ con ông. Ông Bảo Đại mặc một chiếc áo dài trông như thể bằng nhung, khăn xếp chắc cũng bằng nhung, bà Từ Cung, bà Nam Phương và đứa con nhỏ thì mặc áo dài  gấm thêu, rất là lộng lẫy. Nhìn tấm ảnh, trước hết người ta không khỏi nhận xét thấy một sự thiếu hài hoà rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa : đây đúng là một cái mốt “truyền thống” đã được ngay cả hoàng gia tôn sùng và áp dụng, dù cho có thấy hay không thấy rằng nó rất xấu. Ngay cả một ông vua nhỏ tuổi (vua Duy Tân lúc vừa bị chính quyền bảo hộ đặt lên ngôi, lúc lên 8 tuổi) cũng cùng với hai em của mình “khăn đóng áo dài”, như những đứa trẻ con nhà thường dân (Sđd). Điều đó có ý nghĩa gì ?

         Phải chăng, bộ đồng phục “khăn đóng áo dài” tượng trưng cho sự tôn trọng cái bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến, cái tính cách nghiêm cẩn ngoài mặt của một cá nhân, có giá trị đối với tất cả mọi người ?  Bộ đồng phục ấy, không  những vừa che kín được thân xác, mà đồng thời lại vừa che lấp đi được phần nào những khác biệt về mặt đẳng cấp giữa các cá nhân trong xã hội ? Phải chăng, đó cũng là một cách mị dân ? Có lẽ cũng vì thế mà trong một thời gian dài, ít nhất vài ba thế kỷ, nó đã được sử dụng một cách phổ biến từ nông thôn đến thành thị, từ trong giới các nhà nho, các chức sắc, đến những người dân bình thường.Vô hình trung, người ta đã coi nó như một bộ “quốc phục”.

         Song, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi, kể từ Cách mạng tháng Tám. Cái ý nghĩa ước lệ xưa kia của bộ đồng phục “khăn đóng áo dài”  lẽ ra cũng phải mất đi, nhưng trên thực tế nó đã tồn tại dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Ở một số nơi, trong nước cũng như ngoài nước, có những người vẫn coi đây là một bộ y phục “truyền thống”, và cứ vào các dịp lễ lạc trong nhà, hay ngoài chỗ công cộng, ngay cả trên sân khấu, hoặc trên đài truyền hình, là lại lấy ra mặc và coi như thế là đúng khuôn phép đạo đức. Người ta không cần xét đến khía cạnh thiếu thẩm mỹ của nó. Bằng chứng là nhân dịp tổ chức  Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia ở Hà Nội, người ta đã đem cái bộ đồng phục “khăn đóng áo dài” đó ra để cho các nguyên thủ các nước mặc. Không những thế, lại còn áp dụng cả những ước lệ có từ thế kỷ XVIII về ý nghĩa tượng trưng của mỗi màu áo : màu vàng là dành cho nhà vua, v.v.

         Để thấy được đâu là những khuyết điểm của cái mốt “khăn đóng áo dài”, chúng tôi thấy cần phải phân tích cả bốn bộ phận của nó : cái áo dài, cái khăn xếp, cái quần ta, và đôi giầy Gia Định. Tuy nhiên, hai bộ phận đầu mới là chính, hai bộ phận sau chỉ là phụ, vì nằm khuất hơn, ít được nhìn thấy hơn.
Nguồn gốc của chiếc áo dài

         Người ta thường tự hỏi nguồn gốc của chiếc áo dài từ đâu mà ra. Ở đây, ta hãy tạm thời không phân biệt chiếc áo dài nữ với chiếc áo dài nam, ít ra về mặt hình dạng, chứ chưa xét đến chất liệu vội, bởi trên thực tế, ở khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài của phụ nữ thành thị vẫn chưa được chiết eo, và hình dạng không khác gì chiếc áo dài đàn ông. Có khác chăng, là chỉ về mặt chất liệu. Áo dài đàn ông thường bằng vải, lụa, the, hay, gấm, và thường được gọi là : áo dài ta, áo the, hay áo gấm. Màu sắc của chiếc áo dài đàn ông, trừ áo gấm, cũng chỉ giới hạn ở các màu : đen, trắng, xanh lam. Còn áo dài phụ nữ có thể may bằng nhiều thứ vật liệu, từ vải, lụa, nhiễu, nhung, đến len, gấm, v.v., với nhiều màu sắc, và nhiều chất liệu trang trí.

Y phục của hai ngọc nữ ở chùa Dâu,
Hà Bắc (thế kỷ VI-XIV)

         Nhìn những bức tranh Tố Nữ, hay tranh thờ đạo Mẫu, của dòng tranh Hàng Trống, ta thấy các cô Tố Nữ và Cô Ba, một thần linh của đạo Mẫu, đều mặc áo dài thuần tuý Việt Nam. Xem như vậy, mẫu hình của chiếc áo dài cổ điển này phải có ít nhất từ khi có các tranh Tố Nữ và tranh thờ Cô Ba ở Hàng Trống, nghĩa là ít ra cũng phải từ thế kỷ XVIII, khi đạo Mẫu đã phát triển mạnh, ít ra ở vùng đất Thăng Long.

         Mặt khác, ở một vài ngôi chùa cổ nổi tiếng, như chùa Dâu, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (được xây dựng từ thế kỷ VI, sau được trùng tu bởi Mạc Đĩnh Chi ở thế kỷ XIV), trên điện thờ Bà Dâu, người ta nhận xét thấy trên hai pho tượng ngọc nữ đứng hầu ở hai bên, y phục mang những nét rất Việt Nam, chiếc áo dài bó lấy người, tuy không thấy rõ là có chiết eo hay không, nhưng có thắt lưng có dải bó người lại, và dáng dấp giống như chiếc áo tứ thân, hay áo tân thời của đời nay, xiêm áo hình cánh sen chùng tới gần gót chân. Chiếc khăn vấn tóc của hai ngọc nữ này cũng rất đáng chú ý. Đó có thể là hình tượng chiếc khăn vấn tóc truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (với tiết diện tròn) còn được truyền mãi đến sau này. Nếu những pho tượng nói trên đã không bị hư hỏng, hoặc bị sửa lại từ thời ông Mạc Đĩnh Chi, thì rõ ràng niên đại của chúng phải ít nhất từ thế kỷ XIV, nếu không xưa hơn nữa. Cũng như bốn pho tượng ngọc nữ ở điện thờ chùa Keo (Thái Bình – đầu thế kỷ XVII) đều được tạc với áo dài cổ cao, thắt lưng có dải, và khăn vấn tóc.
ngocnuChi tiết ngọc nữ chùa Dâu

         Nguồn gốc của chiếc áo dài phụ nữ, có thể còn xa xưa hơn nữa, song vì thiếu tài liệu cụ thể, nên ta chưa thể biết hơn được. Nguồn gốc của chiếc áo dài đàn ông lại còn phức tạp hơn, vì không những ít tài liệu, mà lại có tới hai, ba kiểu áo khác nhau : có chiếc áo dài cổ điển vùng đồng bằng mà ta quen biết, lại có kiểu áo dài “Đề Thám”, có thể là một phong cách địa phương của người vùng Yên Thế chăng, lại còn có áo thụng, tay áo rộng và dài. Trong cuốn sách “Huế, la cité impériale du Viet Nam” đã dẫn ở trên, có bức chân dung của vua Gia Long mặc áo thâm cổ cao, trông như áo dài ta. Như vậy truyền thống mặc áo dài ta của đàn ông có ít nhất từ cuối thế kỷ XVIII.

Cái đẹp và… cái xấu của chiếc áo dài

         Phải trải qua nhiều đợt cải tiến, chiếc áo dài phụ nữ mới có được cái diện mạo bay bướm, gợi cảm, như ngày hôm nay. Ta khỏi cần phải nhắc lại những chi tiết của các cuộc cải tiến này, chỉ cần ghi nhớ tên của ba người đã có công trong việc cải cách này : người đầu tiên là nhà thiết kế mẫu Cát Tường, vào khoảng những năm 1932-1934 đã đưa ra những mẫu áo dài “tân thời” đầu tiên (áo Le Mur), mang nhiều ảnh hưởng của thời trang Pháp. Sau đó, ở Hội chợ Nữ công Đà Nẵng, năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã đưa ra một mẫu áo có cải tiến thêm một bước nữa : vai không bồng, cổ kín, cài khuy bên phải, thân áo ôm sát người ; áo may bằng vải màu, mặc với quần trắng, tóc búi lỏng, vấn trần, hay vấn khăn nhung. Cuối cùng, cũng vào những năm cuối thập niên 30 này, bà Trịnh thị Thục Oanh, hiệu trưởng trường Hàng Cót, đưa ra một sáng kiến, mà tôi cho là  vô cùng quan trọng : đó là việc chiết eo, để tôn cái đẹp của thân hình người phụ nữ lên. Sau này, chiếc áo dài phụ nữ ngày càng được cải tiến thêm, để tăng thêm tính chất bay bướm, năng động, tươi vui, của nó.  Tuy nhiên, chiếc áo dài chỉ thật sự đẹp, khi người phụ nữ mặc nó có một thân hình đẹp : eo nhỏ, người thanh, chân cao, dáng đi uyển chuyển, động tác nhanh nhẹn, v.v. Và đây cũng là một điểm son của chiếc áo dài : nó rất kín, mà cũng rất hở, nhưng nó không khoan dung bất cứ một sự giả trá nào.

Thầy giáoChỉ cần nhìn bằng con mắt của một người có trình độ văn hoá bình thường, cũng đủ nhận thấy sự lỗi thời của cái mốt “khăn đóng áo dài” của đàn ông Việt Nam, nhất là ở thời đại ngày nay. Sự lỗi thời đó nằm ở trên cả hai mặt : mỹ thuật và ý nghĩa biểu trưng.Đứng về mặt mỹ thuật, tôi chưa từng thấy một dân tộc nào có một bộ y phục đàn ông nào, được coi gần như là “quốc phục”, mà trông lại xấu đến thế ! Nó gần với một bộ “đồng phục”, hơn là một bộ y phục thông thường, bởi nó gồm bốn bộ phận gần như “bất di bất dịch”, không thể thay đổi được, đó là : chiếc áo dài (màu và vật liệu có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp, nhưng cũng chỉ giới hạn ở ba màu chính : đen (thâm), trắng, và xanh lam ; còn vật liệu có thể là : vải, lụa, the, nhiễu, hay gấm) ; chiếc khăn xếp (thường thường là màu đen, có thể được thay thế bằng chiếc khăn quấn bằng nhiễu) ; chiếc quần ta bằng vải, hay lụa trắng ; cuối cùng, là đôi giầy Gia Định bằng da láng màu đen. Tuy thực chất chỉ là một bộ “thường phục”, nhưng nó lại hay được sử dụng trong những dịp lễ lạc, hay giao tiếp long trọng, bởi hầu hết các tầng lớp trong xã hội, từ các vị chức sắc cho đến người dân thường ; từ ông thầy đồ làng cho đến các cậu học trò nhỏ tuổi. Thậm chí, các “liền anh” Quan Họ cũng đã bị cái mốt này chinh phục. Đứng bên cạnh chiếc áo tứ thân của các “liền chị”, trông các “liền anh” quả là cứng nhắc, không tự nhiên chút nào. Ngay cả mấy ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, từ Hàm Nghi đến Bảo Đại cũng đã từng có lúc “khăn đóng áo dài”.Vua Hàm NghiTrong cuốn sách ” Huế, Cité impériale du Viet Nam” của Ann Helen Unger và Walter Unger, NXB Abbeville, Paris, 1995), có hình ông Bảo Đại trong bộ y phục này trên một tấm ảnh gia đình chụp cùng với bà Từ Cung, mẹ ông, và vợ con ông. Ông Bảo Đại mặc một chiếc áo dài trông như thể bằng nhung, khăn xếp chắc cũng bằng nhung, bà Từ Cung, bà Nam Phương và đứa con nhỏ thì mặc áo dài gấm thêu, rất là lộng lẫy. Nhìn tấm ảnh, trước hết người ta không khỏi nhận xét thấy một sự thiếu hài hoà rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa : đây đúng là một cái mốt “truyền thống” đã được ngay cả hoàng gia tôn sùng và áp dụng, dù cho có thấy hay không thấy rằng nó rất xấu. Ngay cả một ông vua nhỏ tuổi (vua Duy Tân lúc vừa bị chính quyền bảo hộ đặt lên ngôi, lúc lên 8 tuổi) cũng cùng với hai em của mình “khăn đóng áo dài”, như những đứa trẻ con nhà thường dân (Sđd). Điều đó có ý nghĩa gì ?Phải chăng, bộ đồng phục “khăn đóng áo dài” tượng trưng cho sự tôn trọng cái bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến, cái tính cách nghiêm cẩn ngoài mặt của một cá nhân, có giá trị đối với tất cả mọi người ? Bộ đồng phục ấy, không những vừa che kín được thân xác, mà đồng thời lại vừa che lấp đi được phần nào những khác biệt về mặt đẳng cấp giữa các cá nhân trong xã hội ? Phải chăng, đó cũng là một cách mị dân ? Có lẽ cũng vì thế mà trong một thời gian dài, ít nhất vài ba thế kỷ, nó đã được sử dụng một cách phổ biến từ nông thôn đến thành thị, từ trong giới các nhà nho, các chức sắc, đến những người dân bình thường.Vô hình trung, người ta đã coi nó như một bộ “quốc phục”.Song, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi, kể từ Cách mạng tháng Tám. Cái ý nghĩa ước lệ xưa kia của bộ đồng phục “khăn đóng áo dài” lẽ ra cũng phải mất đi, nhưng trên thực tế nó đã tồn tại dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Ở một số nơi, trong nước cũng như ngoài nước, có những người vẫn coi đây là một bộ y phục “truyền thống”, và cứ vào các dịp lễ lạc trong nhà, hay ngoài chỗ công cộng, ngay cả trên sân khấu, hoặc trên đài truyền hình, là lại lấy ra mặc và coi như thế là đúng khuôn phép đạo đức. Người ta không cần xét đến khía cạnh thiếu thẩm mỹ của nó. Bằng chứng là nhân dịp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia ở Hà Nội, người ta đã đem cái bộ đồng phục “khăn đóng áo dài” đó ra để cho các nguyên thủ các nước mặc. Không những thế, lại còn áp dụng cả những ước lệ có từ thế kỷ XVIII về ý nghĩa tượng trưng của mỗi màu áo : màu vàng là dành cho nhà vua, v.v.Để thấy được đâu là những khuyết điểm của cái mốt “khăn đóng áo dài”, chúng tôi thấy cần phải phân tích cả bốn bộ phận của nó : cái áo dài, cái khăn xếp, cái quần ta, và đôi giầy Gia Định. Tuy nhiên, hai bộ phận đầu mới là chính, hai bộ phận sau chỉ là phụ, vì nằm khuất hơn, ít được nhìn thấy hơn.Nguồn gốc của chiếc áo dàiNgười ta thường tự hỏi nguồn gốc của chiếc áo dài từ đâu mà ra. Ở đây, ta hãy tạm thời không phân biệt chiếc áo dài nữ với chiếc áo dài nam, ít ra về mặt hình dạng, chứ chưa xét đến chất liệu vội, bởi trên thực tế, ở khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài của phụ nữ thành thị vẫn chưa được chiết eo, và hình dạng không khác gì chiếc áo dài đàn ông. Có khác chăng, là chỉ về mặt chất liệu. Áo dài đàn ông thường bằng vải, lụa, the, hay, gấm, và thường được gọi là : áo dài ta, áo the, hay áo gấm. Màu sắc của chiếc áo dài đàn ông, trừ áo gấm, cũng chỉ giới hạn ở các màu : đen, trắng, xanh lam. Còn áo dài phụ nữ có thể may bằng nhiều thứ vật liệu, từ vải, lụa, nhiễu, nhung, đến len, gấm, v.v., với nhiều màu sắc, và nhiều chất liệu trang trí.Y phục của hai ngọc nữ ở chùa Dâu,Hà Bắc (thế kỷ VI-XIV)Nhìn những bức tranh Tố Nữ, hay tranh thờ đạo Mẫu, của dòng tranh Hàng Trống, ta thấy các cô Tố Nữ và Cô Ba, một thần linh của đạo Mẫu, đều mặc áo dài thuần tuý Việt Nam. Xem như vậy, mẫu hình của chiếc áo dài cổ điển này phải có ít nhất từ khi có các tranh Tố Nữ và tranh thờ Cô Ba ở Hàng Trống, nghĩa là ít ra cũng phải từ thế kỷ XVIII, khi đạo Mẫu đã phát triển mạnh, ít ra ở vùng đất Thăng Long.Mặt khác, ở một vài ngôi chùa cổ nổi tiếng, như chùa Dâu, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (được xây dựng từ thế kỷ VI, sau được trùng tu bởi Mạc Đĩnh Chi ở thế kỷ XIV), trên điện thờ Bà Dâu, người ta nhận xét thấy trên hai pho tượng ngọc nữ đứng hầu ở hai bên, y phục mang những nét rất Việt Nam, chiếc áo dài bó lấy người, tuy không thấy rõ là có chiết eo hay không, nhưng có thắt lưng có dải bó người lại, và dáng dấp giống như chiếc áo tứ thân, hay áo tân thời của đời nay, xiêm áo hình cánh sen chùng tới gần gót chân. Chiếc khăn vấn tóc của hai ngọc nữ này cũng rất đáng chú ý. Đó có thể là hình tượng chiếc khăn vấn tóc truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (với tiết diện tròn) còn được truyền mãi đến sau này. Nếu những pho tượng nói trên đã không bị hư hỏng, hoặc bị sửa lại từ thời ông Mạc Đĩnh Chi, thì rõ ràng niên đại của chúng phải ít nhất từ thế kỷ XIV, nếu không xưa hơn nữa. Cũng như bốn pho tượng ngọc nữ ở điện thờ chùa Keo (Thái Bình – đầu thế kỷ XVII) đều được tạc với áo dài cổ cao, thắt lưng có dải, và khăn vấn tóc.ngocnuChi tiết ngọc nữ chùa DâuNguồn gốc của chiếc áo dài phụ nữ, có thể còn xa xưa hơn nữa, song vì thiếu tài liệu cụ thể, nên ta chưa thể biết hơn được. Nguồn gốc của chiếc áo dài đàn ông lại còn phức tạp hơn, vì không những ít tài liệu, mà lại có tới hai, ba kiểu áo khác nhau : có chiếc áo dài cổ điển vùng đồng bằng mà ta quen biết, lại có kiểu áo dài “Đề Thám”, có thể là một phong cách địa phương của người vùng Yên Thế chăng, lại còn có áo thụng, tay áo rộng và dài. Trong cuốn sách “Huế, la cité impériale du Viet Nam” đã dẫn ở trên, có bức chân dung của vua Gia Long mặc áo thâm cổ cao, trông như áo dài ta. Như vậy truyền thống mặc áo dài ta của đàn ông có ít nhất từ cuối thế kỷ XVIII.

Source: http://thoitrangviet247.com
Category: Áo

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận