Phố sửa quần áo

Đẳng cấp thợ may
Cố tình đến sớm hơn giờ hẹn, tôi đứng chờ lấy quần và trò chuyện với anh Phú, thợ sửa quần áo ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Trương Định. Theo lời của người thợ hơn 10 năm trong nghề sửa đồ này thì tất cả các con đường ở thành phố đều rải rác có thợ sửa quần áo nhưng chỉ có đường Nguyễn Đình Chiểu là tập trung nhiều nhất, có thể coi đoạn từ Trần Quốc Thảo đến Cách Mạng Tháng Tám như phố sửa quần áo với gần 30 bàn máy may vỉa hè. Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, đây là đoạn đường vốn tập trung nhiều thợ sửa quần áo vỉa hè kể từ thời bắt đầu phát sinh nghề này cách đây hơn 10 năm. Thứ hai, đoạn đường này có khá nhiều shop bán quần áo, khách hàng mua xong có nhu cầu sửa chữa sẽ lập tức được đáp ứng. Thứ ba, vị trí của đoạn đường này rất thuận lợi cho khách muốn sửa quần áo ở cả Q.3 lẫn Q.1, đặc biệt là Q.1, nơi quá khó để tìm ra một góc vỉa hè hành nghề sửa quần áo.
Vậy thì đâu là sự khác nhau giữa phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng Hoa Thám và các bàn máy may rải rác khắp các vỉa hè của đường phố Sài Gòn này? Bác Năm, một thợ lâu năm ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu, nói: “Đó là tay nghề”. Nhiều thợ may trên phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu cũng có cùng suy nghĩ đó, đơn giản vì yêu cầu của khách hàng ở khu
vực trung tâm thành phố này cao hơn và đặc biệt là loại quần áo mà họ đem đến sửa cũng đắt tiền hơn. Một thợ may vỉa hè ở các khu vực bình dân hơn có thể sẽ run tay khi phân cắt sửa chiếc quần Tây “made in Italia” giá gần hai triệu đồng. Đẳng cấp thợ may và vị trí ngồi may tất nhiên sẽ quyết định luôn thu nhập của thợ. Ba-rem giá sửa quần áo như sau: Mở lưng hoặc thu lưng quần từ 10.000 đ đến 15.000 đ tùy loại quần; nới hay bóp ống quần: 5.000 đ; lên lai quần từ 3.000 đ đến 7.000 đ tùy theo lên lai thường, lai “rin”, lai lật hay lai xẻ; thay dây khóa kéo từ 5.000 đ đến 10.000 đ tùy loại dây…; đắt nhất là xuống size: 30.000 đ- 40.000 đ… Tuy nhiên, ba-rem này thường được linh động thay đổi theo giá trị của sản phẩm và bộ dạng của khách. Vì thế, nếu những tay thợ làng nhàng ở rải rác các con đường “bình dân” chỉ mong kiếm mỗi ngày 50.000 đồng thì những bàn máy may ở phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiều có thể dễ dàng
kiếm trên 100.000 đồng và cá biệt, những bàn may đắt khách như anh Phú, anh Tâm… thì thu vài trăm nghìn mỗi ngày là chuyện thường.
Những chuyện khó quên
Anh Đình, người may đắt hàng nhất phố sửa quần áo Hoàng Hoa Thám, vốn là dân nhập cư quê Thái Bình. Mười hai năm trong nghề sửa quần áo này đã để lại cho anh nhiều kỷ niệm khó
quên. Anh kể, có một ông khách hàng chừng 60 tuổi, nhà ở phường 12 (Tân Bình) thỉnh thoảng lại nhờ anh vá các thứ được giữ lại từ thời chiến tranh: ba lô, túi xách, mũ tai bèo và thường xuyên nhất là chiếc võng dù. Ông khách bảo vẫn thường nằm trên chiếc võng dù này để nhớ những đồng đội của ông, cả tiểu đội chỉ còn sót lại mình ông khi tiến vào giải phóng Sài Gòn. Một ông khách khác, chừng gần 50 tuổi, ở ngay con hẻm sát chỗ anh Đình làm, lại đem vá chiếc quần ka ki đến mấy lần, hết vá mông lại vá đầu gối. Thoạt tiên, anh Đình không hiểu ông khách
chạy chiếc xe khá đắt tiền kia vá quần để làm gì vì tiền công vá quần 2 lần có khi mua được cái quần mới, vậy mà lần vá thứ hai ông ta lại… “boa” cho anh Đình 10.000 đồng nữa! Sau đó, bà vợ ông ta ra sửa đồ mới cho anh Đình biết là tay này… mê tín, cho rằng từ ngày mặc chiếc quần đó công việc làm ăn suôn sẻ hẳn (!).
Thế nhưng, theo anh Đình, trong suốt thời gian làm nghề, thứ đồ phải sửa mà anh nhớ đời là chiếc quần soọc cắt ra từ một quần jean mới cáu theo yêu cầu của một cô gái trẻ đẹp. Cô gái này sau khi bảo Đình cắt quần ngắn theo kiểu “từ đáy lên hai phân, từ lưng xuống 4 phân” như bao cô gái “chịu chơi” khác còn yêu cầu anh thợ may ngoài 30 chưa vợ này dùng… dao lam xẻ một đường khoảng 4 phân ngay chỗ “hiểm” nhất phía dưới dây khóa kéo rồi dùng kỹ thuật tách chỉ để tạo các đường tua dọc theo đường cắt. Một chiếc quần sooc quái chiêu mà theo lời của anh thợ may thì chỉ cần nhìn cái quần thôi cũng đủ có… cảm xúc. Anh Đình bảo: “Tôi cứ nghĩ hoài, không biết cái cô gái trẻ đẹp này sẽ mặc cái sản phẩm có một không hai đó vào lúc nào?”. Em trai của Đình, người cũng đã góp tay sửa chiếc quần đó cười: Chắc chắn là lúc không có… mấy anh em mình rồi!”.
Có làm nghề thợ sửa áo quần mới thấy được một điều, dân Sài Gòn lắm người đãng trí. Không ít lần Đình trả lại tiền cho những vị khách bỏ quên tiền trong túi lúc đem quần đi sửa. Đặc
biệt, có một cô gái nói giọng Bắc, “đẹp như người mẫu”, chẳng hiểu vì sao cứ… bỏ quên tiền hoài, mà lần quên “đậm” nhất là 16 tờ giấy bạc loại 100.000 đồng. Anh Phú, thợ sửa ở Nguyễn Đình Chiểu có lần lại phát hiện ra 1,1 triệu đồng trong túi chiếc quần jean còn mới cáu của một nhân viên bán hàng siêu thị. Kỷ lục của chuyện quên tiền khi đem quần đi sửa có lẽ thuộc về một ông khách chừng gần 40 tuổi, cũng của thợ may Phú. Vị khách lắm tiền kia đã bỏ quên trong túi chiếc quần đem sửa 27 tờ 100 đô la. Sau cả ngày mới sực nhớ ra, ông khách này đã vô cùng mừng rỡ khi nghe anh thợ sửa quần xác nhận có giữ số tiền trên và thế là ông ta tặng luôn anh Phú 700 đô la lẻ! Câu chuyện hy hữu đó gần như cả phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu ai cũng biết.
Ngoài tiền, khách sửa áo quần còn quên nhiều thứ khác, thường xuyên nhất là các loại giấy tờ. Có lần, chị thợ may tên Thu ở phố sửa quần áo Hoàng Hoa Thám lôi từ túi quần của khách ra một chiếc… khăn tay có thêu hình hai quả tim nằm kế nhau với dòng chữ: “Mãi mãi bên nhau”, còn một anh thợ khác ở phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu thì lại thấy rơi ra từ túi quần một ông khách cái thứ không được lãng mạn cho lắm là hai cái… OK.
Như bao nghề khác, tai nạn nghề nghiệp cũng là điều không tránh khỏi và luôn khó quên đối với thợ sửa quần áo. Những tai nạn nho nhỏ thường gặp như cắt sai ý khách, giao nhầm đồ xảy ra khá thường xuyên. Thợ may ở phố sửa quần áo này sợ nhất là bị mất đồ bởi vì lúc đó sẽ chẳng biết đền thế nào cho đúng. Anh Phú, ngoài vinh dự được giữ kỷ lục phát hiện tiền quên trong túi quần của khách còn giữ luôn một kỷ lục buồn: bị mất cắp nhiều nhất!
Lần đó, vào ngày 27 Tết năm 2003, do chủ quan, anh bỏ bàn máy qua bên kia đường uống mấy chai bia với bạn khiến cả xấp quần áo của khách bị kẻ gian hốt sạch. Lần xui xẻo cuối năm đó anh thợ may dân Huế này mất tổng cộng 17 triệu và anh quyết định… ăn Tết thật lớn để mừng chuyện đã đền tiền một cách suôn sẻ (!).

Mang theo hai chiếc quần Tây hiệu Việt Tiến mua từ thời vòng bụng còn khiêm tốn, tôi rảo một vòng qua những con đường có nhiều thợ sửa quần áo từ Q.1, Q.3, Q.10, Q.5 xuống Bình Chánh vòng lên Tân Phú, Tân Bình rối quyết định “nộp mạng” mỗi nơi một cái cho hai anh thợ sửa áo quần: một ở đường Hoàng Hoa Thám (Tân Bình) và một ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Cả hai đều cùng hẹn đến chiều hôm sau sẽ làm xong và nói cùng một giá: 15.000 đồng tiền công để nới rộng lưng những chiếc quần trên.Cố tình đến sớm hơn giờ hẹn, tôi đứng chờ lấy quần và trò chuyện với anh Phú, thợ sửa quần áo ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Trương Định. Theo lời của người thợ hơn 10 năm trong nghề sửa đồ này thì tất cả các con đường ở thành phố đều rải rác có thợ sửa quần áo nhưng chỉ có đường Nguyễn Đình Chiểu là tập trung nhiều nhất, có thể coi đoạn từ Trần Quốc Thảo đến Cách Mạng Tháng Tám như phố sửa quần áo với gần 30 bàn máy may vỉa hè. Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, đây là đoạn đường vốn tập trung nhiều thợ sửa quần áo vỉa hè kể từ thời bắt đầu phát sinh nghề này cách đây hơn 10 năm. Thứ hai, đoạn đường này có khá nhiều shop bán quần áo, khách hàng mua xong có nhu cầu sửa chữa sẽ lập tức được đáp ứng. Thứ ba, vị trí của đoạn đường này rất thuận lợi cho khách muốn sửa quần áo ở cả Q.3 lẫn Q.1, đặc biệt là Q.1, nơi quá khó để tìm ra một góc vỉa hè hành nghề sửa quần áo. Vậy thì đâu là sự khác nhau giữa phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng Hoa Thám và các bàn máy may rải rác khắp các vỉa hè của đường phố Sài Gòn này? Bác Năm, một thợ lâu năm ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu, nói: “Đó là tay nghề”. Nhiều thợ may trên phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu cũng có cùng suy nghĩ đó, đơn giản vì yêu cầu của khách hàng ở khu vực trung tâm thành phố này cao hơn và đặc biệt là loại quần áo mà họ đem đến sửa cũng đắt tiền hơn. Một thợ may vỉa hè ở các khu vực bình dân hơn có thể sẽ run tay khi phân cắt sửa chiếc quần Tây “made in Italia” giá gần hai triệu đồng. Đẳng cấp thợ may và vị trí ngồi may tất nhiên sẽ quyết định luôn thu nhập của thợ. Ba-rem giá sửa quần áo như sau: Mở lưng hoặc thu lưng quần từ 10.000 đ đến 15.000 đ tùy loại quần; nới hay bóp ống quần: 5.000 đ; lên lai quần từ 3.000 đ đến 7.000 đ tùy theo lên lai thường, lai “rin”, lai lật hay lai xẻ; thay dây khóa kéo từ 5.000 đ đến 10.000 đ tùy loại dây…; đắt nhất là xuống size: 30.000 đ- 40.000 đ… Tuy nhiên, ba-rem này thường được linh động thay đổi theo giá trị của sản phẩm và bộ dạng của khách. Vì thế, nếu những tay thợ làng nhàng ở rải rác các con đường “bình dân” chỉ mong kiếm mỗi ngày 50.000 đồng thì những bàn máy may ở phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiều có thể dễ dàng kiếm trên 100.000 đồng và cá biệt, những bàn may đắt khách như anh Phú, anh Tâm… thì thu vài trăm nghìn mỗi ngày là chuyện thường.Anh Đình, người may đắt hàng nhất phố sửa quần áo Hoàng Hoa Thám, vốn là dân nhập cư quê Thái Bình. Mười hai năm trong nghề sửa quần áo này đã để lại cho anh nhiều kỷ niệm khó quên. Anh kể, có một ông khách hàng chừng 60 tuổi, nhà ở phường 12 (Tân Bình) thỉnh thoảng lại nhờ anh vá các thứ được giữ lại từ thời chiến tranh: ba lô, túi xách, mũ tai bèo và thường xuyên nhất là chiếc võng dù. Ông khách bảo vẫn thường nằm trên chiếc võng dù này để nhớ những đồng đội của ông, cả tiểu đội chỉ còn sót lại mình ông khi tiến vào giải phóng Sài Gòn. Một ông khách khác, chừng gần 50 tuổi, ở ngay con hẻm sát chỗ anh Đình làm, lại đem vá chiếc quần ka ki đến mấy lần, hết vá mông lại vá đầu gối. Thoạt tiên, anh Đình không hiểu ông khách chạy chiếc xe khá đắt tiền kia vá quần để làm gì vì tiền công vá quần 2 lần có khi mua được cái quần mới, vậy mà lần vá thứ hai ông ta lại… “boa” cho anh Đình 10.000 đồng nữa! Sau đó, bà vợ ông ta ra sửa đồ mới cho anh Đình biết là tay này… mê tín, cho rằng từ ngày mặc chiếc quần đó công việc làm ăn suôn sẻ hẳn (!).Thế nhưng, theo anh Đình, trong suốt thời gian làm nghề, thứ đồ phải sửa mà anh nhớ đời là chiếc quần soọc cắt ra từ một quần jean mới cáu theo yêu cầu của một cô gái trẻ đẹp. Cô gái này sau khi bảo Đình cắt quần ngắn theo kiểu “từ đáy lên hai phân, từ lưng xuống 4 phân” như bao cô gái “chịu chơi” khác còn yêu cầu anh thợ may ngoài 30 chưa vợ này dùng… dao lam xẻ một đường khoảng 4 phân ngay chỗ “hiểm” nhất phía dưới dây khóa kéo rồi dùng kỹ thuật tách chỉ để tạo các đường tua dọc theo đường cắt. Một chiếc quần sooc quái chiêu mà theo lời của anh thợ may thì chỉ cần nhìn cái quần thôi cũng đủ có… cảm xúc. Anh Đình bảo: “Tôi cứ nghĩ hoài, không biết cái cô gái trẻ đẹp này sẽ mặc cái sản phẩm có một không hai đó vào lúc nào?”. Em trai của Đình, người cũng đã góp tay sửa chiếc quần đó cười: Chắc chắn là lúc không có… mấy anh em mình rồi!”. Có làm nghề thợ sửa áo quần mới thấy được một điều, dân Sài Gòn lắm người đãng trí. Không ít lần Đình trả lại tiền cho những vị khách bỏ quên tiền trong túi lúc đem quần đi sửa. Đặc biệt, có một cô gái nói giọng Bắc, “đẹp như người mẫu”, chẳng hiểu vì sao cứ… bỏ quên tiền hoài, mà lần quên “đậm” nhất là 16 tờ giấy bạc loại 100.000 đồng. Anh Phú, thợ sửa ở Nguyễn Đình Chiểu có lần lại phát hiện ra 1,1 triệu đồng trong túi chiếc quần jean còn mới cáu của một nhân viên bán hàng siêu thị. Kỷ lục của chuyện quên tiền khi đem quần đi sửa có lẽ thuộc về một ông khách chừng gần 40 tuổi, cũng của thợ may Phú. Vị khách lắm tiền kia đã bỏ quên trong túi chiếc quần đem sửa 27 tờ 100 đô la. Sau cả ngày mới sực nhớ ra, ông khách này đã vô cùng mừng rỡ khi nghe anh thợ sửa quần xác nhận có giữ số tiền trên và thế là ông ta tặng luôn anh Phú 700 đô la lẻ! Câu chuyện hy hữu đó gần như cả phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu ai cũng biết. Ngoài tiền, khách sửa áo quần còn quên nhiều thứ khác, thường xuyên nhất là các loại giấy tờ. Có lần, chị thợ may tên Thu ở phố sửa quần áo Hoàng Hoa Thám lôi từ túi quần của khách ra một chiếc… khăn tay có thêu hình hai quả tim nằm kế nhau với dòng chữ: “Mãi mãi bên nhau”, còn một anh thợ khác ở phố sửa quần áo Nguyễn Đình Chiểu thì lại thấy rơi ra từ túi quần một ông khách cái thứ không được lãng mạn cho lắm là hai cái… OK. Như bao nghề khác, tai nạn nghề nghiệp cũng là điều không tránh khỏi và luôn khó quên đối với thợ sửa quần áo. Những tai nạn nho nhỏ thường gặp như cắt sai ý khách, giao nhầm đồ xảy ra khá thường xuyên. Thợ may ở phố sửa quần áo này sợ nhất là bị mất đồ bởi vì lúc đó sẽ chẳng biết đền thế nào cho đúng. Anh Phú, ngoài vinh dự được giữ kỷ lục phát hiện tiền quên trong túi quần của khách còn giữ luôn một kỷ lục buồn: bị mất cắp nhiều nhất! Lần đó, vào ngày 27 Tết năm 2003, do chủ quan, anh bỏ bàn máy qua bên kia đường uống mấy chai bia với bạn khiến cả xấp quần áo của khách bị kẻ gian hốt sạch. Lần xui xẻo cuối năm đó anh thợ may dân Huế này mất tổng cộng 17 triệu và anh quyết định… ăn Tết thật lớn để mừng chuyện đã đền tiền một cách suôn sẻ (!).

Phố sửa quần áo chắc chắn còn tồn tại theo nhu cầu sửa chữa ngày càng nhiều trong cái thời buổi đầy ắp áo quần may sẵn này. Như bao phố nghề khác, nó tạo nên một nét văn hóa đặc trưng đáng yêu của cuộc sống nhộn nhịp Sài Gòn.

Source: http://thoitrangviet247.com
Category: Áo

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận