Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10 trên – Tài liệu text

Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10 trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 52 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
và ngành Dệt – May nói riêng. Khi gặp khó trong xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may
trong nước muốn chuyển hướng về thị trường nội địa. Việc tăng cường tiêu thụ nội
địa là một giải pháp cho các nhà xuất khẩu đang khó khăn vì suy thoái kinh tế, thế
nhưng đối với ngành dệt may với trên 90% doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu
thì việc chuyển hướng này là không dễ dàng. Khi chuyển hướng về thị trường nội địa
thì doanh nghiệp mới hay mỡnh cũn yếu nhiều khâu, cụ thể là khâu thiết kế và phát
triển sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu và phát triển kênh phân phối, cũn
kộm trong công tác nghiên cứu phân tích dự báo nhu cầu của thị trường.
“ Thị trường nội địa với gần 87 triệu dõn, dự tất cả các doanh nghiệp dệt may
trong nước dồn sức phục vụ thì vẫn chưa xuể. Đó là lời nhận xét của Tổng giám đốc
công ty cổ phần May 10 – bà Nguyễn Thị Thanh Huyền. Trong năm 2009, doanh thu
từ thị trường nội địa của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng 26%
so với năm trước. Từ Việt Tiến đạt trên 600 tỷ đồng, tăng gần 150 tỷ đồng so với năm
2008, Nhà Bè đạt gần 300 tỷ đồng, May 10 đạt trên 100 tỷ đồng, may Phương Đông
đạt gần 100 tỷ đồng…
(http://www.baomoi.com/Info/Nganh-Det-may-Viet-Nam-Phia-truoc-la-co-
hoi/45/3685553.epi).
Vậy làm thế nào để mở rộng tiêu thụ trên thị trường nội địa, làm thế nào để
thực hiện được chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đó vẫn là bài
toán đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phẩn May 10 nói
riêng.
Trong những năm qua, May 10 đã cố gắng mở rộng mạng lưới kênh phân
phối của mình trên khắp cả nước cùng với đó là hoàn thiện khâu thiết kế mẫu mã,
giảm giá thành nên sản phẩm áo sơ mi của May 10 đã có được chỗ đứng nhất định
trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi của May 10 mới
chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn bỏ ngỏ thị
trường nông thôn. Theo kết quả phân tích số liệu sơ cấp, đa phần số người được hỏi

đểu nhận xét rằng sản phẩm của May 10 nói chung và sơ mi nam nói riờng đều có
chất lượng tốt, song kiểu dáng, màu sắc cũn chưa phong phú đa dạng.Thu nhập của
người dân Hà Nội ngày càng cao, việc mở rộng địa giới hành chính, cùng với xu
hướng mua sắm, tiờu dùng mới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, màu sắc
đối với sản phẩm sẽ có những sự thay đổi. Vậy làm thế nào để sản phẩm áo sơ mi của
May 10 đứng vững và giữ thị phần chủ đạo trên địa bàn Hà Nội. Để đạt đựơc mục
tiêu này công tác phân tích và dự báo cầu là cần thiết và quan trọng. Công tác phân
tích và dự báo sẽ phân tích những yếu tố tác động tới lượng cầu, cùng với những ý
kiến đánh giá, phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ đó
làm cơ sở cho doanh nghiệp xõy dựng nờn chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp
qua đó tăng doanh số, nõng cao thị phần của doanh nghiệp mình trờn thị trường.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phõn tích và dự báo cầu trong
doanh nghiệp cũng như vai trò của thị trường nội địa, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn:
“Phõn tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10
trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015”.
Với đề tài này, tôi tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Một là, cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 phụ thuộc vào những
yếu tố nào từ đó xõy dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty ?
Hai là, ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10
được thực hiện theo mô hình nào, sử dụng phương pháp dự báo nào ?
Ba là ,giải pháp nào để đẩy mạnh công tác phõn tích và dự báo cầu của công
ty, đồng thời cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội
trong thời gian tới.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ tớnh cấp thiết cũng như tầm quan trọng của đề tài, mục đích của
nghiên cứu của luận văn gồm:
1.3.1.Mục đích lý luận
Luận văn tập trung làm rừ một số vấn đề lý luận như: khái niệm cầu, phõn
tích cầu, ước lượng cầu, dự báo cầu, phõn tích các nhõn tố ảnh hưởng tới cầu, các

phương pháp phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phõn tích và
dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam (dòng sản phẩm có giá bán trung bình
dưới170.000đ) của công ty cổ phần May 10 trên địa bàn Hà Nội cũ tới năm 2015.
1.3.2. Mục dích thực tiễn
Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty May 10 và các
nhõn tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty.
Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về sản
phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 giai đoạn 2006-2009, đồng thời sử dụng mô
hình kinh tế lượng để xõy dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty.
Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty trên
địa bàn Hà Nội cũ tới năm 2015 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh công tác phõn
tích và dự báo cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị
trường Hà Nội.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm áo sơ mi (sơ mi nam) của công ty
May 10, đồng thời nghiên cứu công tác phõn tích và dự báo cầu của công ty.
Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, định
hướng phát triển của công ty May 10, dõn số nam Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thu
nhập, giá bán sản phẩm sơ mi nam của May 10( dòng sản phẩm trung bình: Pharaon
EX, Pharaon Advancer có giá bán dưới 170.000VNĐ), giá bán sản phẩm áo sơ mi
cùng loại của Việt Tiến.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm áo sơ mi nam
trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên từ tháng 7/2008, địa giới hành chính thành phố Hà
Nội được mở rộng thêm. Do khó khăn trong việc thu thập số liệu từ khu vực mới
được sáp nhập vào Hà Nội cũ nên đề tài của tôi chỉ tập trung phõn tích cầu về sản
phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội cũ.
 Thời gian: Đề tài tập trung phõn tích cầu về sản phẩm áo sơ mi nam
trong giai đoạn 2005 – 2009 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2015.

1.5. NGUỒN SỐ LIỆU
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp.
1.5.1. Số liệu sơ cấp
Với đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về
sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 thông qua điều tra khảo sát trắc nghiệm
trên 100 người tiêu dùng ở địa bàn Hà Nội cũ.
1.5.2. Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:
 Phòng kinh doanh công ty cổ phần May 10.
 Phòng kế hoạch của công ty cổ phần May 10.
 Phòng tài chớnh – kế toán công ty cổ phần May 10.
 Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dõn số, thu nhập.
 Tài liệu trong các sách, giáo trình liờn quan tới vấn đề nghiên cứu.
 Các trang web như:
– www.vinatex.com.vn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
– www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê Việt Nam.
– www.vinacorp.vn của Cổng thông tin Doanh nghiệp – Tài Chính –
Chứng Khoán.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp nghiờn cứu chủ yếu là phương
pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phõn tích dữ liệu. Cụ thể như sau:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng
vấn người tiêu dùng.
 Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc sử dụng
phần mềm SPSS.
 Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu
thập các biến số: dõn số, thu nhập bình quõn của người dõn, giá cả của sản phẩm áo
sơ mi của Việt Tiến, May 10.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

 Phương pháp đồ thị hoá: phương pháp này là phương pháp phổ biến
trong phõn tích kinh tế nói chung cũng như phõn tích cầu nói riờng. Đõy là phương
pháp phõn tích các số liệu, dữ liệu thu thập được và mối quan hệ giữa các yếu tố
thông qua đồ thị.
 Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Là phương pháp sử dụng các
phần mềm kinh tế lượng để ước lượng mô hình hồi quy.
 Phương pháp dự báo cầu theo dóy số thời gian. Thực chất của phương
pháp này là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị tương lai của các
biến số trong mô hình từ đó tính toán giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo.
1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mục lục, túm lược, cảm ơn, lời cam kết,danh mục bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục
thì luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Lý luận về phân tích, ước lượng và dự báo cầu.
Chương 3:Thực trạng phân tích và ước lượng cầu sản phẩm áo sơ mi của công
ty May 10 trên địa bàn Hà Nội từ năm 2005 tới nay.
Chương 4: Dự báo nhu cầu và một số giải pháp đẩy mạnh việc thụ sản phẩm
áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10 trên thị trường Hà Nội.
CHƯƠNG II
LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU
2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỌNG
VÀ DỰ BÁO CẦU
2.1.1. Khái niệm cơ bản về cầu
2.1.1.1. Cầu, nhu cầu, lượng cầu
“Thuật ngữ “Demand” (Cầu), được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh khác
nhau, chính điều này thường gây ra sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai trong phân tích. Chúng
ta thường nói tới đường cầu, biểu cầu, hàm cầu, điểm cầu. Nhưng khi các nhà kinh tế
học sử dụng thuật ngữ “demand “ là thể hiện diễn đạt mối quan hệ mà thường xuyên
được thể hiện trên đường cầu. Trong trường hợp này, cầu thể hiện số lượng mà người

tiêu dùng són sàng mua ở mọi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định khi các yếu tố khác không thay đổi. Trong khái niệm trên có vấn đề quan trọng
khi nhắc tới thuật ngữ “demand” :
 Cầu liên quan tới 3 yếu tố : giá cả, lượng và thời gian.
 Cầu thể hiện ở số lượng nhiều trong mối quan hệ tổng thế chứ không
phải nói tới số lượng đơn thuần.
 Cầu liên quan tới với giả định các yếu tố khác không thay đổi, đây là
một khái niệm rất hay được dùng trong phân tích kinh tế”.(Nick, 2005, 74)
“ Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn
sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định dưới điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi. Khung thời gian ở đây có thể là một giờ, một ngày, một tháng hay một
năm”.(Mark, 2005, 102).
Như vậy khi chúng ta nói tới cầu, chúng ta cần phải hiểu rõ được hai yếu tố là
khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hay dịch vụ đó.
Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn
của con người. Và hầu hết những nhu cầu đó không được thoả mãn do sự khan hiếm.
Có nhu cầu song không có sức mua, không dẫn tới mong muốn do đó không phải là
cầu.
Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua hoặc có
khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định(với giả định rằng tất cả
các yếu tố khác không đổi).
2.1.1.2. Luật cầu, đường cầu
Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuõn thỡ chủ sở hữu hoặc nhà quản lý
doanh nghiệp phải nắm rõ cầu về hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị mình sản xuất ra.
Chức năng của cầu ở đây được khẩng định là một phưởng thức thể hiện mối quan hệ
giữa giá cả của hàng hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng hàng hóa và dịch vụ
mà người tiêu dùng són lũng mua ở một thời gian cụ thể. Các nhà kinh tế học gọi mối
quan hệ đó là luật cầu.
“ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lịch với giá bán (với giả
định rằng các yếu tố khác không thay đổi) ”.(Thomas, 2005, 100). Giả sử thu nhập

không đổi, giá cả tăng thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng có thể mua
được giảm xuống. Ngược lại, khi giá giảm thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ họ có
thể mua được tăng lên. Ví dụ : khi thu nhập của người dân không đổi song giá cả của
mặt hàng áo sơ mi cao thì cầu của người tiêu dùng về áo sơ mi giảm xuống và họ sẽ
tìm mặt hàng khác thay thế áo sơ mi ( T – shirt ), còn khi giá bán áo sơ mi giảm
xuống thì người dân có cầu về áo sơ mi tăng lên.
Vậy làm thế nào để thể hiện lượng cầu, làm thế nào để cụ thể hóa một cách
giản đơn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu như đã thể hiện trong luật cầu. Các nhà
kinh tế học đã đưa ra khái niệm đường cầu, đồng thời cũng đưa ra mô hình về hàm
cầu.
“Đường cầu là một đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hay
dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua ở các mức giá khác nhau khi mà các
yếu tố khác không thay đổi”. (Nick, 2005, 86).Theo quy ước, trục tung biểu diễn giá,
trục hoành biểu diễn lượng cầu.
Đồ thị 2.1. Đường cầu áo sơ mi nam.
Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo sơ mi nam của công ty cổ phần may là
đường có độ dốc âm. Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện thông qua
các điểm trên đường cầu, tại A là Q
1
chiếc, tại B là Q
2
chiếc. Đường cầu áo sơ mi
cũng thể hiện đúng luật cầu.
2.1.1.3. Hàm cầu
Nếu chỉ xét sự biến đổi của lượng cầu theo giá, với giả định rằng các yếu tố
khác không thay đổi thì hàm cầu đơn giản có dạng như sau :
Hàm cầu: Q
D
= a – bP
Trong đó: Q

D
: lượng cầu
P: giá cả
Hệ số b: phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu mà phụ thuộc vào giá, nếu thay
đổi 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cầu thay đổi b đơn vị hàng hóa.
Hệ số a: Nếu hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu cầu hàng
hóa là bao nhiêu.
Tuy nhiên số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổi
của cầu không chỉ phụ thuộc vảo bản thân giá cả của hàng hóa đó mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như : giá cả của hàng hóa liên quan, kỳ vọng về sự thay đổi của
giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, ….
“ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cách
thức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”.(Nick, 2005,86).
Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau :
Q
X
= f [ P
X
,P
Y
,Y,A
X
,T,O]
Trong đó :
 Q
X
: Lượng cầu của hàng hóa X
 P
X
: Giá cả của hàng hóa X

 P
Y
: Giá cả của hàng hóa Y
 Y : Thu nhập của người tiêu dùng
 A
X
: Chi phí quảng cáo
 T : Thị hiếu của người tiêu dùng
 O : Các nhân tố khác.
Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu.
Lấy ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi
trong phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những
chiếc mũ không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu
dùng, với giả định rằng các yếu tố khỏc khụng thay đổi”.
2.1.2. Khái niệm về phân tích cầu
“Phõn tớch, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.
(Gái,2004,16).
Phân tich hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các
nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh ngiệp. (Sơn, 2005,20)
Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về phân tích, ta
có thể hiểu phân tích cầu là phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp tới lượng cầu. Phân tích cầu thực chất là một phần công việc của ước lượng
và dự báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả
thu được từ phân tích cầu.
2.1.3. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu
Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa cỏc mối quan hệ giữa lượng cầu và các

yếu tố tác động đến lượng cầu.
Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tưong lai dựa trên những phân tích
về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu.
Muốn dự báo cầu chính xác thì cần phải ước lượng cầu chính xác.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ
ĐOÁN CẦU.
Để thực hiện tốt phân tích cầu, chúng ta phải nắm rõ cầu cá nhân và cầu thị
trường. Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu ? Từ độ co giãn
của cầu, chúng ta sẽ phân tích được điều gì ? Và cuối cùng là nên lựa chọn phưởng án
nào để thực hiện ước lượng và dự báo cầu cho phù hợp ?
2.2.1 Cầu thị trường
Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân.
Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết
các yếu tố khác không thay đổi.
“Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau”. (Giao, 2003,
40).
Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện
số lượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá
nhất định. Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng
cú trờn thị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người
tiêu dùng mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể. Đường cầu thị
trường được thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi
mức giá, cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng.
Đường cầu thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân. Vậy chúng ta phải
xác định đường cầu của từng cá nhân người tiêu dùng
a, Cách xây dựng đường cầu cá nhân
Giả sử một người tiêu dùng với một mức thu nhập cho trước, chi tiêu vào hai
loại hàng hóa là sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 (X) và sản phẩm áo sơ
mi nam của công ty may Nhà Bè (Y).

Ban đầu lựa chọn tiêu dùng tối ưu là điểm E
1
là điểm tiếp xúc giữa đường U
1
và I
1
, tại E
1
người tiêu dùng này có sản phẩm áo sơ mi nam của may 10 và
sản phẩm áo sơ mi nam của may Nhà Bè. Song vì một lý do nào đó khiến giá áo sơ
mi May 10 tăng lên, điều này làm cho ngân sách của người tiêu dùng xoay vào trong
từ I
1
sang I
2
. Ngân sách thay đổi, lúc này điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là E
2
là giao
điểm của đường U
2
và I
2
. Tại đây người tiêu dùng phải giảm lượng áo sơ mi của may
10 mà tăng lượng áo sơ mi của may Nhà Bè. Khi giá áo sơ mi may 10 tăng làm cho
lượng cầu về nó giảm từ

xuống từ
.
Từ đó ta xác định được đường cầu cá
nhân về áo sơ mi nam là là đường D đi qua hai điểm A và B. (Minh hoạ phụ lục số 1).

b, Cách xây dựng đường cầu thị trường
Như đã phân tích ở trên, đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu
cá nhân.
Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường vể sản phẩm áo sơ mi nam
Giả sử trên thị trường có 2 cá nhân tiêu dùng mặt hàng áo sơ mi nam của công
ty May 10 : D
A
, D
B
. Tại mức giá P
1,
ta có lượng cầu của thị trường = +
Khi mức giá tăng từ P
1
lên P
2
, lượng cầu của hai cá nhân A và B đều giảm từ

về ,Q
B1
về Q
B2,
kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường, lượng cầu
thị trường lúc này là = +
Đường cầu thị trường được xác định qua hai điểm E (
,
P
1)
và F( .P
2

)
trên đồ thị 2.3. Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoải hơn đường
cầu cá nhân.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu
Tác giả Nick Wilkinson đã chia các nhân tố ảnh hưởng tới cầu theo hai nhóm
chớnh : nhóm các nhân tố kiểm soát được và nhúm cỏc nhân tố không kiểm soát
được.
2.2.2.1. Nhúm cỏc nhân tố chủ quan
Nhúm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có : giá cả của
bản thân hàng hóa, hàng hóa (sản phẩm) ,các chưởng trình xúc tiến, địa điểm.
a, Bản thân giá cả hàng hóa
Giá cả của bản thân hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu vè hàng hóa
đó. Khi giá tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại (xét trong
trường hợp các yếu tố khác không có sự biến đổi)
b, Sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu
về hàng hóa đó. Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng. Với những sản
phẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thì
người tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn,
tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng … Ngược
lại với một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu
dùng không chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào
hưởng thơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản
phẩm với nhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Điều này rất quan
trọng cho các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và
đưa ra thị trường những dòng sản phẩm mới.
c, Các chương trình xúc tiến
Các chưởng trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty
với nguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình. Hay nói cách khác
là một trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung

của các chưởng trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, các
chưởng trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnh
hưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanh
nghiệp.
d, Đia điểm
Một địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ thu hút nhiều khàng và qua đó gia tăng
lượng cầu đói với sản phẩm. Lựa chọn điểm bán hàng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng
trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Nhúm cỏc nhân tố khách quan
Tác giả Nick Wilkinson đã phân tích nhúm cỏc nhân tố không kiểm soát được
mà ảnh hưởng tới cầu gồm có những nhân tố sau : thu nhập, thị hiếu, chính sách của
chính phủ, đối thủ cạnh tranh, nhân khẩu học, yếu tố thời tiết, yếu tố mùa vụ, nhân tố
vĩ mô, thể chế ,công nghệ, giá của hàng hóa thay thế và bổ sung, và kỳ vọng của
người tiêu dùng.
a, Thu nhập
Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của
bất kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi
tiêu của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu
nhiều hơn vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng hóa có 2 loại là
hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về
hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại. Điều này được thể hiện qua sơ đồ đường Engel.
Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel
b, Thị hiếu
Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu(sở thích) của người tiêu dùng vì thị
hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Có thể chia thị hiếu theo hai
cấp độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định .Sở thích
mang tính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu
thế thời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình
giải trí nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có

thị hiếu với nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh. Tất nhiên, thị hiếu là
một nhân tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng
của thị hiếu tới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo.
c, Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chính
phủ đôi khi khuyến khích hay hạn chế ,nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm
này sản phẩm kia. Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trong
thực tế rất khó hạn chế ), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới
môi trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các biện pháp hạn chế mà chính
phủ sử dụng là các hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế
quan như các tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng. Những biện pháp đó đều
ảnh hưởng tới lượng cầu.
d, Đối thủ cạnh tranh
Giá cả không phải là nhân tố duy nhất mà các công ty còn cạnh tranh với nhau
theo nhiều cách thức : cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng thưởng hiệu.
Công ty nào có lợi thế cạnh tranh có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại.
e, Nhân khẩu học
Nhân khẩu học không chỉ bao gồm quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổi
ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số nam
Số lượng
Thu
Nhập
Hàng hóa
thứ cấp
Hàng hóa
thông
thường
trong độ tuổi 23-55 trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh thì cầu về áo sơ mi nam của công
ty May 10 cũng tăng lên theo .
f, Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung

Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, hai
hàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ xăng – xe máy,
điện – các đồ dùng bằng điện, …. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng
hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi.
Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi
giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Ví dụ như
Nescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối với
Nescafe sẽ tăng lên.
g, Các loại kỳ vọng
Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sự
mong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng
hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ
giảm xuống và ngược lại…
h, Các yếu tố khác
– Yếu tố thời tiết: Thơi tiết ,hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có
ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết.
– Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch,
khách sạn, trang sức, nhà hàng. Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào đỳng
mựa, hay dịp tiêu thụ và ngược lại.
– Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ
lệ thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới cả
phớa cỏc công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu.
– Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở
hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, một
quốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe ụtụ sẽ giảm và ngược lại.
– Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng
cầu. Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản
phẩm khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó.
2.2.2.3. Độ co dãn của cầu.
Độ co dãn của cầu là một chỉ tiêu phản ánh phầm trăm thay đổi của lượng cầu

khi các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu như : giá cả của hàng hóa đó, thu nhập, giá
của hàng hóa liên quan thay đổi 1 % (với điều kiện là các nhân tố khác không thay
đổi).
Tuỳ theo dạng biến ảnh hưởng ta cú cỏc loại co dãn của cầu đối với giá cả của
hàng hóa đó, co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hóa khác, co dãn của cầu đối
với thu nhập.
Co dãn của cầu đối với giá cả hàng hóa đó
– Công thức : =
Trong đó : %∆Q là phần trăm thay đổi lượng cầu
%∆P là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa đó.
– í nghĩa : Nghiên cứu độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với một doanh nghiệp. Khi > 1, muốn tối đa hóa doanh thu phải giảm
giá hàng hóa, khi < 1, muốn tối đa hóa doanh thu thì tăng giá bán hàng hóa vỡ
điểm tối đa hóa doanh thu chính là điểm mà = 1.
Co dãn của cầu đối với thu nhập
– Công thức : =
Với %∆I là phần trăm thay đổi của thu nhập
– í nghĩa : Nếu một doanh nghiệp khi phân tích độ co dãn theo thu nhập mà có
là một số dương tức là doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường hàng hóa
thông thường. Nếu kỳ vọng về thu nhập của người dân tăng cao thì doanh nghiệp
cũng nên có kế hoạch chuẩn bị tăng lượng hàng cung ứng cho thị trường và ngược
lại.
Co dãn chéo của cầu, đối với giá cả hàng hóa khác
– Công thức : =
Với %∆P
Y
là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa Y
Ý nghĩa : Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh gay gắt, một
sản phẩm có rất nhiều sản phẩm tương tự thay thế. Do đó việc tính toán chính xác
được sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch kinh doanh của mình.

2.2.3. Vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu
2.2.3.1 Vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu
Cầu thể hiện thị hiếu và khả năng mua của người tiêu dùng. Nguời tiêu dùng là
nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của
doanh nghiệp được người tiêu dùng đón nhận, doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và ngược
lại. Công tác phân tích ước lượng và dự báo cầu giữ vai trò quan trọng.
– Chủ động được kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình : Khi có
con số dự đoán cầu về một sản phẩm trong tương lai, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như chủ động quá trình sản xuất, và chuẩn bị
tốt khâu phân phối, điẻm bán hàng.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh : Ước lượng và dự báo cầu, trong đó có tiến
hành phân tích, khảo sát hành vi, thái độ, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với
doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một
cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và
đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
– Nâng cao hiệu quả kinh doanh : Nhờ có dự báo cầu thường xuyên và kịp
thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều
chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao nhất.
2.2.3.2. Một số phương pháp ước lượng và dự báo cầu
a, Các phương pháp ước lượng cầu
 Phương pháp điều tra nghiên cứu người tiêu dùng.
Điều tra người tiêu dùng là việc xem họ phản ứng, đánh giá ra sao khi có
những thay đổi liên quan tới giá cả của hàng hóa đó và các yếu tố khác của cầu như
giá cả của hàng hóa liên quan, thu nhập, vv….
Thông thường doanh nghiệp dựng cỏc mẫu để điều tra hoặc cũng có thể tiến
hành điều tra thông qua quan sát hành vi của người tiêu dùng. Quan sát hành vi của
người tiêu dùng là cách thu thập thông tin về sở thích của người tiêu dùng thông và
việc quan sát hành vi và thói quen mua sắm của họ.
Doanh nghiệp cũng có thể quan sát hành vi người tiêu dùng qua phưởng pháp

thử nghiệm. Người tiêu dùng được cho tiền để mua hàng hóa tại một cửa hàng. Tại đó
người ta sẽ thấy thái độ của người tiêu dùng đối với các thay đổi của giá cả hàng hóa,
của bao bì, của giá cả hàng hóa liên quan khác và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu
khác.
 Phương pháp thị trường
Đây là phưởng pháp lựa chọn những thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội
giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá của thị trường đó, thay đổi hình thức xúc
tiến bán hàng va ghi lại phản ứng của người tiêu dùng.
 Phương pháp hồi quy
Phân tích hồi quy là phưởng pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu .
Để ước lượng hàm cầu, ta thường sử dụng dạng hàm cầu đặc trưng, hàm tuyến
tính hoặc phi tuyến. Vì cầu là hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những
biến số rất khó quan sát và lượng hóa được như thị hiếu do đó khi ước lượng hàm cầu
chúng ta phải xác định đựơc biến độc lập, căc cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng
phép hồi quy cho phù hợp.
b, Các phương pháp dự đoán cầu
 Dự đoán theo chuỗi thời gian
Thực chất của phưởng pháp này là việc xác định hàm hồi quy của cầu theo
thời gian. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian đề tính giá trị tương lai của
cầu ở giai đoạn tiếp theo.
Theo phương pháp này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm một
cách tuyến tính theo thời gian : Q
t
= a + bt
Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b.
t
Nếu b>0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian
Nếu b<0 : biến cần dự báo giảm theo thời gian
Nếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian
Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được thể hiện qua việc xem xét giá trị p-

value.
 Dự đoán theo chu kỳ -mùa vụ
Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn theo chu kỳ,
mùa vụ, ước lượng theo xu hướng tuyến tớnh này kết hợp với sử dụng biến giả (thể
hiện tính chất mùa vụ, chu kỳ), ta cũng có thể dự đoán được lượng cầu ở giai đoạn
tiếp theo.
Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả. Mỗi biến giả được tính
cho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó và
nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác.
Dạng hàm :
Q
t
= a +bt+c
1
D
1
+ c
2
D
2
+ ….+ c
n-1
D
n-1
Dự đoán bằng các mô hình kinh tế lượng
Để dự đoán cầu qua mô hình kinh tế lượng, chúng ta cần ước lượng hàm cầu
thực nghiệm và kiểm định tính chính xác của hàm cầu đó. Để thực hiện dự báo, ta
phải đi dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tương
lai của cầu.
 Dự đoán theo ý kiến chuyên gia

Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên những nhận định, phân tích
của các chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trong
một khoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất phù hợp với
lượng cầu mà các chuyên gia đã đưa ra.
2.3. TỔNG QUAN TèNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NĂM TRƯỚC
Qua quá trình tỡm hiểu, tôi đã tiếp cận với một số đề tài về phõn tích và dự
báo cầu cùng một số đề tài liờn quan tới ngành dệt may của một số tác giả như sau :
“Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại mặt hàng áo sơ mi tại công ty
May 10” của tác giả Trần Nguyệt Minh, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh doanh
thưởng mại năm 2004. Đề tài đã tập trung đi sâu các giải pháp xúc tiến thưởng mại
mặt hàng áo sơ mi, trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Song đề tài chưa
có sự phân tích chuyờn sõu những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới cầu áo sơ mi
trên thị trường nội địa, đồng thời cũng không dự đoán được lượng cầu về áo sơ mi
trờn thị trường nội địa.
Với đề tài “Phõn tích nhu cầu và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư
vấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty cổ phần Hoàn Đạt” – Luận văn tốt
nghiệp khoa Kinh tế năm 2007. Đối tượng nghiờn cứu của đề tài này là dịch vụ.
Trong đề tài, tuy tác giả đã có sự phõn tích chuyên sõu những yếu tố ảnh hưởng tới
dịch vụ tư vấn song điểm yếu của đề tài là chưa áp dụng được phần mềm kinh tế
lượng trong phõn tích.
Còn với đề tài “Phõn tích cầu và một số giải pháp phát triển ngành hàng dệt
may tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Khăn Việt” – Luận văn khoa kinh tế
năm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch. Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệu
phong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp song trong đề tài lại chưa vận dụng được
phầm mềm SPSS vào phõn tích phiếu điều tra, ý kiến của người tiêu dùng.
Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “Phõn tích và dự
báo cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH thưởng mại FCM trên địa bàn Hà Nội
đến năm 2010” – Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm 2008. Đề tài đã đi sát vào
mục tiêu nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phần
mềm kinh tế lượng (Eview và SPSS) trong phân tích. Song đối tượng của đề tài là

mặt hàng sữa và thời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010.
Nhìn chung, các đề tài liên quan tới dệt may đều chủ yếu tập trung phõn tích,
thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường(Mỹ, Nhật, EU), ít chú trọng tới thị trường nội
địa. Công tác phõn tích các nhõn tố ảnh hưởng tới cầu trong nước cũn bị bỏ qua, thị
trường tiêu thụ nội địa không được chú trọng. Do vậy đề tài “Phân tích và dự báo
cầu sản phẩm áo sơ mi trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015” mang tớnh mới phù hợp
với sự phát triển của ngành dệt may khi hướng về thị trường nội địa.
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài, tụi đã lựa chọn đề tài “Phõn tớch và dự
báo cầu sản phẩm áo sơ mi trờn địa bàn Hà Nội tới năm 2015”.
Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài gồm có :
Nghiên cứu cầu và các nhân tố mà ảnh hưởng tới cầu của một mặt hàng cụ thể
là mặt hàng áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10. Xác định xem nhân tố nào có
ảnh hưởng rừ rệt nhất tới lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của May 10 (giá cả, chất
lượng sản phẩm hay giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…)
Phân tích các phương pháp ước lượng và dự báo cầu. Ứng dụng cụ thể vào
phân tích, ước lượng và dự báo mặt hàng áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10.
Cụ thể sử dụng phương pháp OLS để ước lượng cầu, dư đoán theo mô hình kinh tế
lượng và theo chuỗi thời gian.
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể là việc kinh doanh sản
phầm áo sơ mi trên thị trường nội địa, tập trung đi sõu phõn tích chính ở thị trường
Hà Nội, doanh số, sản lượng bán ra qua các năm ra sao, dòng sơ mi nào của công ty
đựơc tiêu thụ nhiểu nhất, xu hướng tiêu thụ của các dòng sản phẩm này ra sao ?
Dựa vào kết quả ước lượng và dự báo cầu cùng với việc khảo sát người tiêu
dùng, từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi trên thị
trường Hà Nội .
Qua quá thực hiện đề tài cộng với những phân tích của tôi, đề tài cơ bản đã
trả lời đựơc những câu hỏi sau ?
Trong giai đoạn phục hồi kinh tế này ,cầu về sản phẩm áo sơ mi nam sẽ tăng
hay giảm hay có những nhân tố nào tác động trực tiếp tới cầu về mặt hàng này ?

Mặt hàng áo sơ mi nam của công ty được người tiêu dùng đánh giá ra sao về
chất lượng, mẫu mã, giá cả, kiểu dáng.
Trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp gì để tăng cường năng lực
phân tích và dự báo cầu đối với các sản phẩm của công ty mình ?
Trong giai đoạn phục hồi kinh tế này, công ty nên chú trọng vào nhóm giải
pháp nào đề đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa ?
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA
CÔNG TY MAY 10 TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 2015
3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CẦU
3.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích dữ liệu
3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu cho luận văn này, tụi đó lập phiếu khảo sát điều tra trắc
nghiệm đối với 100 người tiêu dùng nhằm thu thập tình hình thực tế việc tiêu dùng
sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành
như sau :
– Đối tượng chọn mẫu : Những khách hàng đã mua và có nhu cầu tiêu dùng
sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10.
– Phạm vi chọn mẫu : Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ. Cụ thể như sau : Cầu
Giấy (40 phiếu), Tây Hồ (10 phiếu), Long Biên (20 phiếu), Thái Hà (20 phiếu), siêu
thị Hapro Trâu Quỳ (10 phiếu).
– Ngoài việc thu thập ý kiến người tiêu dùng qua phiếu điều tra trắc nghiệm,
tụi cũn tiến hành phỏng vấn một số khách hàng những câu hỏi sau :
+ Quý khách đánh giá ra sao về chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng ?
+ Quý khách đánh giá thế nào về hệ thống cửa hàng, đại lý của May 10 từ
khâu bố trí biển hiệu, trình bày sản phẩm. … ?
– Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100.
3.1.1.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
Sau khi thu về 100 phiếu điều tra, tụi đó tiến hành tổng hợp, phân tích phiếu
điều tra thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS. Cuộc điều tra lấy ý kiến của khách

hàng cũng đảm bảo tính chất đại diện cho tất cả các khách hàng tiêu dùng sản phẩm
áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội cũ.
3.1.1.3. Phương pháp thống kê
Luận văn của tôi có sử dụng số liệu thống kê. Cụ thể là các số liệu thống kê về
dân số nam trung bình của Hà Nội, về thu nhập của người dân Hà Thành ( nguồn
tổng cục thống kê ), số liệu thống kê về giá bán sản phẩm áo sơ mi nam của May 10
và Việt Tiến qua các năm.
3.1.2. Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp kinh tế lượng là phương pháp phổ biến dùng trong phân tích
kinh tế. Phương pháp phân tích kinh tế lượng mà tụi đó lựa chọn trong đề tài này là
phương pháp phõn tớch kinh tế lượng dựa vào phần mềm SPSS. Đề tài của tôi tập
trung đi sâu phân tích về mặt hàng chiến lược chủ lực của công ty May 10 đó là mặt
hàng áo sơ mi nam.
Như chúng ta đã biết, thị trường áo sơ mi nam là thị trường mà giá bán do nhà
sản xuất đặt ra. Do đó phương pháp ước lượng ở đây là phương pháp OLS.
Nội dung ước lượng về hàm cầu của sản phẩm áo sơ mi nam như sau :
Bước 1 : Xác định phương trình đường cầu.
Bước 2 : Thu thập dữ liệu về các biến trong cầu.
Bước 3 : Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp OLS.
Cụ thể nội dựng cỏc bước như sau :
Thứ nhất : Xác định hàm cầu thực nghiệm về sản phẩm áo sơ mi nam
Hàm cầu tổng quát có dạng như sau : Q = f ( P, M, Pr, T, Pe, N )
Trong đó :
Q : Lượng cầu về sản phẩm áo sơ mi nam.
P : Giá cả sản phẩm áo sơ mi nam của May 10
Pr : Giá cả của những hàng hóa liên quan
N : Số lượng người mua ở Hà Nội
Pe : Giá kỳ vọng của người tiêu dùng
T : Thị hiếu của người tiêu dùng
Do khó khăn trong việc thu thập số liệu về thị hiếu, kỳ vọng của khách hàng.

Do đó hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 có dạng như sau :
Q = f( P, M, Pr, N )
Từ đó, ta có hàm cầu thực nghiệm có dạng
Q = a + bP + cM + dPr+ eN.
Dấu của các hệ số b, c, d, e lần lượt như sau :
 b mang dấu âm theo tính chất của luật cầu
 c mang dấu dương vì áo sơ mi là hàng hóa thông thường
 d mang dấu dương vì trong đề tài của tôi, mặt hàng thay thế cho áo sơ
mi nam của May 10 cú nhỡều loại như áo sơ mi nam của Việt Tiến, Nhà Bè, An
Phước, May Đức Giang
 e mang dấu dương vì dân số nam của Hà Nội trong độ tuổi từ 23 – 60
tăng lên thì lượng cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của may 10 tăng lên khi các yếu tố
khác không thay đổi.
Thứ hai : Thu thập các dữ liệu của các biến trong cầu.
Để ước lượng được cầu về sản phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội ta cần
thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về các vấn đề liên quan như : số lượng áo sơ mi
nam tiêu thụ tại thị trường Hà Nội từ năm 2005 tới nay ra sao tương ứng với giá của
sản phẩm áo sơ mi nam qua các thời kỳ đó, dân số nam trong độ tuổi từ 23 tới 60, thu
nhập của hộ gia đinh qua các năm. Thông qua các phiếu điều tra, ta có được thông tin
hữu ích cho việc dự báo cũng như đưa ra các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ mặt
hàng áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Thứ ba : Ước lượng cầu bằng phương pháp OLS.
Sau đó tiến hành kiểm định về sự phù hợp của mô hình được ước lượng. Cụ
thể là xem xét giá trị của hệ số xác định R
2
, dấu của các hệ số có phù hợp với ý nghĩa
kinh tế không và các hệ số được ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM ÁO SƠ MI
NAM TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 2015
3.2.1. Tổng quan về công ty cổ phần May 10

3.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty cổ phần may 10 là xưởng may quân trang thộc ngành
Quân nhu Quân khu V, được thành lập ở chiến khu trên toàn quốc năm 1946.
Đến nay hơn 60 năm thành lập và phát triển, công ty đã trở thành một trong
những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc.
Ngày 1/1/2005, công ty May 10 đã chuyển thành công ty Cổ phần May 10
theo quyết định số 105/ QĐ- BCN ký ngày 5/10/2004 của Bộ công nghiệp nhẹ với
51% vốn của VINATEX ( Tập đoàn Dệt may Việt Nam ).
Tên gọi : Công ty cổ phần May 10
Tên giao dịch : Công ty cổ phần May 10
Tên giao dịch quốc tế : Garment Joint Stock 10 Company
Trụ sở chính : Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội
Điện thoại : 0438276923 – 0438276932
Fax : 0438276925 – 04384750064
Email : [email protected]
Website : www.garco10.com
Với hoạt động kinh doanh khá tốt, sản phẩm của công ty đó cú chỗ đứng nhất
định trên thị trường trong nước và được bạn hàng quốc tế tín nhiệm. Thị trường xuất
khẩu chính của công ty là : Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Đài Loan.
3.2.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Khi mới thành lập nhiệm vụ trọng tâm của xí nghiệp là phục vụ nhu cầu về
may mặc cho quân đội(chiếm từ 90 -95 %), còn thừa mới sản xuất thêm một số mặt
hàng phục vụ cho dân sinh và xuất khẩu.
Cuối những năm 80 cho đến nay, do yêu cầu của thị trường và tình hình nội tại
của công ty, công ty đó cú những thay đổi trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh
của mình bao gồm :
Sản xuất chủ yếu là áo jacket, comple, quần áo lao động, nguyên phụ liệu
ngành may, đặc biệt sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mị nam theo 3 phương thức :
– Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng : công ty nhận nguyên liệu, phụ liệu do
khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn

chỉnh và giao cho khách hàng.Sản phẩm sản xuất theo hình thức chiếm số lượng
khoảng 50% số lượng sản phẩm sản xuất của công ty và chiếm khoảng 35% doanh
thu.
– Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thu sản
phẩm đã ký với khách hàng, công ty sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo
hợp đồng (chiếm khoảng 45% doanh thu).
– Sản xuất hàng nội địa : thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ
đàu vào, đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước(chiếm 20%
doanh thu).
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tính cho đến nay, công ty cổ phần May 10 có tới 8350 cán bộ và công nhân
viên, trong đó số người có trình độ đại học là 120 người, trình độ cao đẳng là 90
người và trình độ trung cấp là 234 người. Tổng giám đốc là Bà : Nguyễn Thị Thanh
Huyền.
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức cuả công ty May 10
3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-
2009
Trong giai đoạn 2000 – 2009, nhờ có những chiến lược kinh doanh cộng với
sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân mà công ty cổ phần May 10 đã được
những kết quả kinh doanh tốt, thể hiện trong đồ thị 3.1 kèm theo bảng phụ lục số 2.
Đồ thị 3.1. Đồ thị tổng doanh thu và lợi nhuận
( Nguồn : Phòng kinh doanh – Phòng tài chính kế toán )
Qua đồ thị và bảng số liệu, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng
qua các năm ( chỉ duy có năm 2007 là doanh thu và chi phí giảm ), song tấc độ tăng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM
ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC
PHÒNG KĨ THUẬT
PHÒNG CƠ ĐIỆN
BAN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
(đại diện lãnh
đạo về hệ thống quản lí)
PHÒNG QA
BAN NGHIÊN CỨU
TCSX
TRƯỜNG CNKT MAY
VÀ TT
11 XÍ NGHIỆP SẢN
XUẤT VÀ 2 LIÊN
DOANH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
PHÒN KẾ HOẠCH
BAN Y TẾ MÔI
TRƯỜNG
TRƯỜNG MẦM
NON
XÍ NGHIỆP DỊCH
VỤ
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH

BAN TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
BAN
MARKETING
BAN BẢO VỆ
QUÂN SỰ
BAN THIẾT KẾ
THỜI TRANG
của doanh thu lớn hơn tấc độ tăng cuả chi phí nên lợi nhuận của công ty năm sau đều
cao hơn năm trước.
Nhìn vào phụ lục, chúng ta sẽ thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong 3 năm gần đây.
– Về giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng
69,26 tỷ đồng so với năm 2007, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy nhiên tấc độ
tăng trưỏng của giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 là 14% trong khi đó năm 2008
là 19%.
– Về tổng doanh thu, ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty vẫn tăng đều
trong 3 năm gần đây mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Doanh thu
năm 2008 tăng 113, 88 tỷ đồng so với năm 2007 ứng với 23,09%. Năm 2009, đỉnh
điểm của suy thoái kinh tế, song do có chiến lược hướng về thị trường nội địa cùng
với việc tích cực mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, Ả
rập, Thổ Nhĩ Kỳ … nên doanh thu năm 2009 vẫn tăng 9,432 tỷ đồng so với năm
2009.
– Về lợi nhuận : do tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, hơn nữa
tấc độ tăng của tổng doanh thu tăng nhanh hơn tấc độ tăng của tổng chi phí nên lợi
nhuận của công ty cũng vẫn giữ được đà tăng trong các năm 2007,2008,2009.
Đối với thị trường nội địa, công ty luôn nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ trên thị
trường nội địa, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, công ty chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường miền Trung.
Bảng 3.1. Kết quả doanh thu tiêu thụ nội địa theo thị trường

Đơn vị tính : Tỷ VNĐ
TT Thị trường Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Hà Nội 48,86 42,84 65 72,2 91,125
2 Hải Phòng 2,79 2,82 4,18 4,35 5,94
3 Hồ Chí Minh 6,43 6,84 10,55 11,71 15,12
4 Quảng Ninh 4,06 3,35 5,22 5,56 7,425
5 Các tỉnh khác 7,413 9,15 12,75 13,18 15,39
Tổng cộng 69,533 65 97,7 107 135
( Nguồn : Phòng kinh doanh )
Miền Bắc là thị trường chính của công ty. Công ty tập trung chiếm lĩnh thị
trường Hà Nội với sản phẩm chủ lực là sơ mi nam sau đó mở rộng sang phát triển
các thị trường khác, doanh thu tiêu thụ nội địa trên thị trường Hà Nội liên tục tăng
qua các năm từ 48,86 tỷ năm 2005 lên 91,125 tỷ năm 2009. Để thấy rõ hơn doanh thu
mà công ty đã đạt được trên thị trường trọng điểm này chúng ta đi vào phân tích bảng
thống kê doanh thu tiêu thu sơ mi nam trên thị trường Hà Nội.
Bảng 3.2. Doanh thu tiêu thụ áo sơ mi nam trên thị trường Hà Nội
Đơn vị tính : Tỷ VNĐ
Năm Doanh thu nội
địa
Doanh thu sơ mi nam
trong tiêu thụ nội địa
Doanh thu sơ mi nam
tại thị trường Hà Nội
2005 69,533 55,64 29,5
2006 65 53 30,7
2007 97,7 80,1 49,6
2008 107 91,37 58,65
2009 135 110,7 69,8
(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng 3.2. ta thấy doanh thu bán áo sơ mi nam của công ty May 10
trên thị trường Hà Nội liên tục tăng qua các năm, không chỉ tăng đều về giá trị mà
còn tăng cả về tấc độ tiêu thụ. Nếu năm 2006 doanh thu bán áo sơ mi nam tăng 1,2 tỷ
( tương ứng 4% ) thì tới năm 2009, doanh thu tăng 11,15 tỷ ( tương ứng với 19%).
Những số liệu này đã minh chứng cho định hướng kinh doanh đúng mà công ty đã
lựa chọn.
3.3.PHÂN TÍCH CẦU Vấ MẶT HÀNG ÁO SƠ MI NAM CỦA
CÔNG TY MAY 10 TRấN THỊ TRƯỜNG HÀ NễI
Sản phẩm sơ mi nam tiêu thụ trên thị trường nội địa của công ty May 10 gồm
2 loại chính
Loại 1 : Là các sản phẩm may theo tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng lại được tiêu
thụ trong nước. Loại sản phẩm này thường có giá khá cao do chất lượng vải ngoại
nhập nhưng bù lại có chất lượng cao, kiểu dáng chuẩn. Giỏ cỏc sản phẩm này từ
170000VNĐ trở lên.
Loại 2 : Là những sản phẩm tiêu thụ nội địa được công ty được công ty thiết
kế may trên chất liệu vải nội những vẫn luôn đảm bảo chất lượng cao. Những sản
phẩm này có giá từ 170000VNĐ trở xuống.
Một số nhãn hiệu sơ mi nam mà công ty đang áp dụng trên thi trường Hà Nội :
TT Dòng sản phẩm Đặc điểm
1 Pharaon EX
( Pharon Excutive
Choice)
Là sự lựa chọn cho giới văn phòng, đây là
dòng sản phẩm mũi nhọn có giá bán thấp nhất trong
dòng sản phẩm Pharaon chất lượng cao, kiểu dáng
phổ thông.
2 Pharaon Classic Đây là sản phẩm dành cho giới trung niên lịch
sự, sản phẩm này nằm trong nhóm có mức giá cao.
3 Pharaon Advancer Đây là dòng sản phẩm được thiết kế phù hợp
với thanh niên và trung niên,kiểu dáng hiện đại, mức

đểu nhận xét rằng mẫu sản phẩm của May 10 nói chung và sơ mi nam nói riờng đều cóchất lượng tốt, tuy nhiên mẫu mã, sắc tố cũn chưa đa dạng và phong phú phong phú. Thu nhập củangười dân TP.HN ngày càng cao, việc lan rộng ra địa giới hành chính, cùng với xuhướng shopping, tiờu dùng mới, nhu yếu về chất lượng mẫu sản phẩm, mẫu mã, màu sắcđối với mẫu sản phẩm sẽ có những sự biến hóa. Vậy làm thế nào để mẫu sản phẩm áo sơ mi củaMay 10 đứng vững và giữ thị trường chủ yếu trên địa phận Thành Phố Hà Nội. Để đạt đựơc mụctiêu này công tác làm việc nghiên cứu và phân tích và dự báo cầu là thiết yếu và quan trọng. Công tác phântích và dự báo sẽ nghiên cứu và phân tích những yếu tố tác động ảnh hưởng tới lượng cầu, cùng với những ýkiến nhìn nhận, phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã loại sản phẩm. Từ đólàm cơ sở cho doanh nghiệp xõy dựng nờn kế hoạch sản xuất kinh doanh thương mại phù hợpqua đó tăng doanh thu, nõng cao thị trường của doanh nghiệp mình trờn thị trường. 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀINhận thức được tầm quan trọng của công tác làm việc phõn tích và dự báo cầu trongdoanh nghiệp cũng như vai trò của thị trường trong nước, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn : “ Phõn tích và dự báo cầu loại sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10 trên địa phận TP. Hà Nội tới năm 2015 ”. Với đề tài này, tôi tập trung chuyên sâu vào xử lý những yếu tố sau : Một là, cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 phụ thuộc vào vào nhữngyếu tố nào từ đó xõy dựng nên hàm cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi của công ty ? Hai là, ước đạt và dự báo cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 được thực thi theo quy mô nào, sử dụng chiêu thức dự báo nào ? Ba là, giải pháp nào để tăng nhanh công tác làm việc phõn tích và dự báo cầu của côngty, đồng thời cần có những giải pháp nào để tăng cường tiêu thụ trên thị trường Hà Nộitrong thời hạn tới. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀIXuất phát từ tớnh cấp thiết cũng như tầm quan trọng của đề tài, mục tiêu củanghiên cứu của luận văn gồm : 1.3.1. Mục đích lý luậnLuận văn tập trung làm rừ 1 số ít yếu tố lý luận như : khái niệm cầu, phõntích cầu, ước đạt cầu, dự báo cầu, phõn tích những nhõn tố ảnh hưởng tác động tới cầu, cácphương pháp nghiên cứu và phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng những kỹ năng và kiến thức để phõn tích vàdự báo cầu loại sản phẩm áo sơ mi nam ( dòng mẫu sản phẩm có giá bán trung bìnhdưới170. 000 đ ) của công ty CP May 10 trên địa phận TP.HN cũ tới năm 2015.1.3.2. Mục dích thực tiễnMột là, nghiên cứu và phân tích hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của công ty May 10 và cácnhõn tố ảnh hưởng tác động tới cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty. Hai là, khám phá và nhìn nhận tình hình công tác làm việc nghiên cứu và phân tích và dự báo cầu về sảnphẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 quá trình 2006 – 2009, đồng thời sử dụng môhình kinh tế tài chính lượng để xõy dựng nên hàm cầu về loại sản phẩm áo sơ mi nam của công ty. Ba là, đưa ra một số ít dự báo về cầu loại sản phẩm áo sơ mi nam của công ty trênđịa bàn Thành Phố Hà Nội cũ tới năm 2015 kèm theo 1 số ít giải pháp tăng cường công tác làm việc phõntích và dự báo cầu của công ty cùng với 1 số ít giải pháp tăng cường tiêu thụ trên thịtrường Thành Phố Hà Nội. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. 4.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng điều tra và nghiên cứu là cầu về loại sản phẩm áo sơ mi ( sơ mi nam ) của công tyMay 10, đồng thời điều tra và nghiên cứu công tác làm việc phõn tích và dự báo cầu của công ty. Đối tượng nghiên cứu và điều tra có tương quan : tình hình hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, địnhhướng tăng trưởng của công ty May 10, dõn số nam Thành Phố Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thunhập, giá cả loại sản phẩm sơ mi nam của May 10 ( dòng mẫu sản phẩm trung bình : PharaonEX, Pharaon Advancer có giá bán dưới 170.000 VNĐ ), giá cả loại sản phẩm áo sơ micùng loại của Việt Tiến. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu và điều tra  Không gian : Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra cầu về loại sản phẩm áo sơ mi namtrên địa phận TP.HN. Tuy nhiên từ tháng 7/2008, địa giới hành chính thành phố HàNội được lan rộng ra thêm. Do khó khăn vất vả trong việc tích lũy số liệu từ khu vực mớiđược sáp nhập vào TP.HN cũ nên đề tài của tôi chỉ tập trung chuyên sâu phõn tích cầu về sảnphẩm áo sơ mi nam trên địa phận Thành Phố Hà Nội cũ.  Thời gian : Đề tài tập trung chuyên sâu phõn tích cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi namtrong quá trình 2005 – 2009 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2015.1.5. NGUỒN SỐ LIỆUĐề tài được triển khai dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp. 1.5.1. Số liệu sơ cấpVới đề tài này, tôi đã thực thi tích lũy những số liệu trong thực tiễn tương quan tới cầu vềsản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 trải qua tìm hiểu khảo sát trắc nghiệmtrên 100 người tiêu dùng ở địa phận TP.HN cũ. 1.5.2. Số liệu thứ cấpNguồn số liệu thứ cấp được lấy từ những nguồn sau :  Phòng kinh doanh thương mại công ty CP May 10.  Phòng kế hoạch của công ty CP May 10.  Phòng tài chớnh – kế toán công ty CP May 10.  Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dõn số, thu nhập.  Tài liệu trong những sách, giáo trình liờn quan tới yếu tố nghiên cứu và điều tra.  Các website như : – www.vinatex.com.vn của Tập đoàn Dệt May Nước Ta. – www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê Nước Ta. – www.vinacorp.vn của Cổng thông tin Doanh nghiệp – Tài Chính – Chứng Khoán. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTrong đề tài này, tôi đã sử dụng giải pháp nghiờn cứu đa phần là phươngpháp thu thập dữ liệu, giải pháp phõn tích dữ liệu. Cụ thể như sau : 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Phương pháp tích lũy sơ cấp trải qua tìm hiểu trắc nghiệm, phỏngvấn người tiêu dùng.  Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực thi qua việc sử dụngphần mềm SPSS.  Phương pháp thống kê : Phương pháp thống kê được sử dụng để thuthập những biến số : dõn số, thu nhập bình quõn của người dõn, giá thành của mẫu sản phẩm áosơ mi của Việt Tiến, May 10.1.6. 2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu  Phương pháp đồ thị hoá : giải pháp này là chiêu thức phổ biếntrong phõn tích kinh tế tài chính nói chung cũng như phõn tích cầu nói riờng. Đõy là phươngpháp phõn tích những số liệu, tài liệu tích lũy được và mối quan hệ giữa những yếu tốthông qua đồ thị.  Phương pháp nghiên cứu và phân tích kinh tế tài chính lượng : Là giải pháp sử dụng cácphần mềm kinh tế tài chính lượng để ước đạt quy mô hồi quy.  Phương pháp dự báo cầu theo dóy số thời hạn. Thực chất của phươngpháp này là dựa vào hàm hồi quy để đo lường và thống kê, ước đạt những giá trị tương lai của cácbiến số trong quy mô từ đó giám sát giá trị tương lai của cầu ở tiến trình tiếp theo. 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂNNgoài phần mục lục, túm lược, cảm ơn, lời cam kết, hạng mục bảng biểu, danhmục tài liệu tìm hiểu thêm, hạng mục sơ đồ hình vẽ, hạng mục từ viết tắt và phần phụ lụcthì luận văn được chia thành 4 chương : Chương 1 : Tổng quan điều tra và nghiên cứu đề tài. Chương 2 : Lý luận về nghiên cứu và phân tích, ước đạt và dự báo cầu. Chương 3 : Thực trạng nghiên cứu và phân tích và ước đạt cầu loại sản phẩm áo sơ mi của côngty May 10 trên địa phận Thành Phố Hà Nội từ năm 2005 tới nay. Chương 4 : Dự báo nhu yếu và một số ít giải pháp tăng nhanh việc thụ sản phẩmáo sơ mi nam của công ty CP May 10 trên thị trường Thành Phố Hà Nội. CHƯƠNG IILÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU2. 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỌNGVÀ DỰ BÁO CẦU2. 1.1. Khái niệm cơ bản về cầu2. 1.1.1. Cầu, nhu yếu, lượng cầu “ Thuật ngữ “ Demand ” ( Cầu ), được sử dụng trong rất nhiều thực trạng khácnhau, chính điều này thường gây ra sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai trong nghiên cứu và phân tích. Chúngta thường nói tới đường cầu, biểu cầu, hàm cầu, điểm cầu. Nhưng khi những nhà kinh tếhọc sử dụng thuật ngữ “ demand “ là bộc lộ diễn đạt mối quan hệ mà thường xuyênđược bộc lộ trên đường cầu. Trong trường hợp này, cầu bộc lộ số lượng mà ngườitiêu dùng són sàng mua ở mọi mức giá khác nhau trong một khoảng chừng thời hạn nhấtđịnh khi những yếu tố khác không biến hóa. Trong khái niệm trên có yếu tố quan trọngkhi nhắc tới thuật ngữ “ demand ” :  Cầu tương quan tới 3 yếu tố : Ngân sách chi tiêu, lượng và thời hạn.  Cầu bộc lộ ở số lượng nhiều trong mối quan hệ tổng thế chứ khôngphải nói tới số lượng đơn thuần.  Cầu tương quan tới với giả định những yếu tố khác không biến hóa, đây làmột khái niệm rất hay được dùng trong nghiên cứu và phân tích kinh tế tài chính ”. ( Nick, 2005, 74 ) “ Cầu là số lượng sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵnsàng mua trong một khoảng chừng thời hạn nhất định dưới điều kiện kèm theo những yếu tố khác khôngthay đổi. Khung thời hạn ở đây hoàn toàn có thể là một giờ, một ngày, một tháng hay mộtnăm ”. ( Mark, 2005, 102 ). Như vậy khi tất cả chúng ta nói tới cầu, tất cả chúng ta cần phải hiểu rõ được hai yếu tố làkhả năng mua và ý muốn sẵn sàng chuẩn bị mua sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ đó. Cầu khác với nhu yếu. Nhu cầu là những mong ước và nguyện vọng vô hạncủa con người. Và hầu hết những nhu yếu đó không được thoả mãn do sự khan hiếm. Có nhu yếu tuy nhiên không có nhu cầu mua sắm, không dẫn tới mong ước do đó không phải làcầu. Lượng cầu là lượng sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng chuẩn bị mua hoặc cókhả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời hạn nhất định ( với giả định rằng tất cảcác yếu tố khác không đổi ). 2.1.1. 2. Luật cầu, đường cầuĐể thực thi tiềm năng tối đa hóa lợi nhuõn thỡ chủ sở hữu hoặc nhà quản lýdoanh nghiệp phải nắm rõ cầu về sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị chức năng mình sản xuất ra. Chức năng của cầu ở đây được khẩng định là một phưởng thức biểu lộ mối quan hệgiữa Ngân sách chi tiêu của sản phẩm & hàng hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng sản phẩm & hàng hóa và dịch vụmà người tiêu dùng són lũng mua ở một thời hạn đơn cử. Các nhà kinh tế tài chính học gọi mốiquan hệ đó là luật cầu. “ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lịch với giá cả ( với giảđịnh rằng những yếu tố khác không đổi khác ) ”. ( Thomas, 2005, 100 ). Giả sử thu nhậpkhông đổi, giá thành tăng thì số lượng sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng hoàn toàn có thể muađược giảm xuống. Ngược lại, khi giá giảm thì số lượng sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ họ cóthể mua được tăng lên. Ví dụ : khi thu nhập của dân cư không đổi tuy nhiên Ngân sách chi tiêu củamặt hàng áo sơ mi cao thì cầu của người tiêu dùng về áo sơ mi giảm xuống và họ sẽtìm loại sản phẩm khác sửa chữa thay thế áo sơ mi ( T – shirt ), còn khi giá bán áo sơ mi giảmxuống thì dân cư có cầu về áo sơ mi tăng lên. Vậy làm thế nào để bộc lộ lượng cầu, làm thế nào để cụ thể hóa một cáchgiản đơn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu như đã bộc lộ trong luật cầu. Các nhàkinh tế học đã đưa ra khái niệm đường cầu, đồng thời cũng đưa ra quy mô về hàmcầu. “ Đường cầu là một đường diễn đạt mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm & hàng hóa haydịch vụ mà người tiêu dùng có năng lực mua ở những mức giá khác nhau khi mà cácyếu tố khác không đổi khác ”. ( Nick, 2005, 86 ). Theo quy ước, trục tung màn biểu diễn giá, trục hoành màn biểu diễn lượng cầu. Đồ thị 2.1. Đường cầu áo sơ mi nam. Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo sơ mi nam của công ty CP may làđường có độ dốc âm. Cầu là hàng loạt đường cầu, tuy nhiên lượng cầu bộc lộ thông quacác điểm trên đường cầu, tại A là Qchiếc, tại B là Qchiếc. Đường cầu áo sơ micũng bộc lộ đúng luật cầu. 2.1.1. 3. Hàm cầuNếu chỉ xét sự biến hóa của lượng cầu theo giá, với giả định rằng những yếu tốkhác không biến hóa thì hàm cầu đơn thuần có dạng như sau : Hàm cầu : Q = a – bPTrong đó : Q. : lượng cầuP : giá cảHệ số b : phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu mà nhờ vào vào giá, nếu thayđổi 1 đơn vị chức năng tiền tệ thì lượng cầu biến hóa b đơn vị chức năng sản phẩm & hàng hóa. Hệ số a : Nếu sản phẩm & hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu yếu hànghóa là bao nhiêu. Tuy nhiên số lượng sản phẩm & hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổicủa cầu không riêng gì phụ thuộc vào vảo bản thân giá thành của sản phẩm & hàng hóa đó mà còn phụ thuộcvào những yếu tố khác như : Ngân sách chi tiêu của sản phẩm & hàng hóa tương quan, kỳ vọng về sự biến hóa củagiá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, …. “ Hàm cầu là hàm bộc lộ những tác nhân có ảnh hưởng tác động tới cầu cũng như cáchthức mà những tác nhân này tác động ảnh hưởng tới lượng cầu ”. ( Nick, 2005,86 ). Hàm cầu cho một sản phẩm & hàng hóa đơn cử hoàn toàn có thể được diễn đạt như sau : = f [ P, P., Y, A, T, O ] Trong đó :  Q. : Lượng cầu của sản phẩm & hàng hóa X  P. : Giá cả của sản phẩm & hàng hóa X  P. : Giá cả của sản phẩm & hàng hóa Y  Y : Thu nhập của người tiêu dùng  A : Chi tiêu quảng cáo  T : Thị hiếu của người tiêu dùng  O : Các tác nhân khác. Một sự đổi khác nhỏ của những tác nhân trên đều tạo áp lực đè nén đổi khác lượng cầu. Lấy ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổitrong phong thái thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi nhữngchiếc mũ không còn hợp với khuynh hướng hay phong thái thời trang của người tiêudùng, với giả định rằng những yếu tố khỏc khụng biến hóa ”. 2.1.2. Khái niệm về nghiên cứu và phân tích cầu “ Phõn tớch, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượngtrong mối quan hệ hữu cơ giữa những bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng kỳ lạ đó ”. ( Gái, 2004,16 ). Phân tich hoạt động giải trí kinh doanh thương mại là quy trình điều tra và nghiên cứu, nhìn nhận hàng loạt quátrình và tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, nhằm mục đích làm rõ chất lượnghoạt động kinh doanh, những nguyên do tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thương mại và cácnguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và giải phápnâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại ở doanh ngiệp. ( Sơn, 2005,20 ) Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về nghiên cứu và phân tích, tacó thể hiểu nghiên cứu và phân tích cầu là nghiên cứu và phân tích những tác nhân ảnh hưởng tác động, ảnh hưởng tác động trực tiếp haygián tiếp tới lượng cầu. Phân tích cầu thực chất là một phần việc làm của ước lượngvà dự báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực thi được dựa trên những kết quảthu được từ nghiên cứu và phân tích cầu. 2.1.3. Các khái niệm về ước đạt và dự báo cầuƯớc lượng cầu là quy trình lượng hóa cỏc mối quan hệ giữa lượng cầu và cácyếu tố tác động ảnh hưởng đến lượng cầu. Dự báo cầu là quy trình thống kê giám sát cầu trong tưong lai dựa trên những phân tíchvề xu thế dịch chuyển của những yếu tố ảnh hưởng tác động tới cầu. Muốn dự báo cầu đúng chuẩn thì cần phải ước đạt cầu đúng chuẩn. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰĐOÁN CẦU.Để thực thi tốt nghiên cứu và phân tích cầu, tất cả chúng ta phải nắm rõ cầu cá thể và cầu thịtrường. Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tác động tới cầu ? Từ độ co giãncủa cầu, tất cả chúng ta sẽ nghiên cứu và phân tích được điều gì ? Và sau cuối là nên lựa chọn phưởng ánnào để triển khai ước đạt và dự báo cầu cho tương thích ? 2.2.1 Cầu thị trườngMuốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá thể. Cầu cá thể là lượng sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá thể có năng lực muavà chuẩn bị sẵn sàng mua ở những mức giá khác nhau trong một thời hạn nhất định với giả thiếtcác yếu tố khác không biến hóa. “ Cầu thị trường là tổng hợp của những cầu cá thể lại với nhau ”. ( Giao, 2003,40 ). Đường cầu thị trường là đường tổng hợp những đường cầu cá thể và thể hiệnsố lượng sản phẩm & hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có năng lực mua ở một vùng giánhất định. Đường cầu thị trường hoàn toàn có thể gồm có đường cầu của tổng thể người tiêu dùngcú trờn thị trường, nhưng cũng hoàn toàn có thể chỉ gồm có đường cầu của một nhóm ngườitiêu dùng mà mua cùng một loại sản phẩm & hàng hóa từ một nhà phân phối đơn cử. Đường cầu thịtrường được triển khai theo nguyên tắc cộng ngang những đường cầu cá thể, ở mọimức giá, cộng lần lượt số lượng sản phẩm & hàng hóa của mỗi người tiêu dùng. Đường cầu thị trường được thiết kế xây dựng từ đường cầu cá thể. Vậy tất cả chúng ta phảixác định đường cầu của từng cá thể người tiêu dùnga, Cách kiến thiết xây dựng đường cầu cá nhânGiả sử một người tiêu dùng với một mức thu nhập cho trước, tiêu tốn vào hailoại sản phẩm & hàng hóa là loại sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 ( X ) và mẫu sản phẩm áo sơmi nam của công ty may Nhà Bè ( Y ). Ban đầu lựa chọn tiêu dùng tối ưu là điểm Elà điểm tiếp xúc giữa đường Uvà I, tại Engười tiêu dùng này có loại sản phẩm áo sơ mi nam của may 10 vàsản phẩm áo sơ mi nam của may Nhà Bè. Song vì một nguyên do nào đó khiến giá áo sơmi May 10 tăng lên, điều này làm cho ngân sách của người tiêu dùng xoay vào trongtừ Isang I. giá thành biến hóa, lúc này điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là Elà giaođiểm của đường Uvà I. Tại đây người tiêu dùng phải giảm lượng áo sơ mi của may10 mà tăng lượng áo sơ mi của may Nhà Bè. Khi giá áo sơ mi may 10 tăng làm cholượng cầu về nó giảm từxuống từTừ đó ta xác lập được đường cầu cánhân về áo sơ mi nam là là đường D đi qua hai điểm A và B. ( Minh hoạ phụ lục số 1 ). b, Cách kiến thiết xây dựng đường cầu thị trườngNhư đã nghiên cứu và phân tích ở trên, đường cầu thị trường là tổng hợp của những đường cầucá nhân. Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường vể mẫu sản phẩm áo sơ mi namGiả sử trên thị trường có 2 cá thể tiêu dùng mẫu sản phẩm áo sơ mi nam của côngty May 10 : D, D. Tại mức giá P1, ta có lượng cầu của thị trường = + Khi mức giá tăng từ Plên P, lượng cầu của hai cá thể A và B đều giảm từvề, QB1về QB2, kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường, lượng cầuthị trường lúc này là = + Đường cầu thị trường được xác lập qua hai điểm E ( 1 ) và F (. Ptrên đồ thị 2.3. Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoải hơn đườngcầu cá thể. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tác động tới cầuTác giả Nick Wilkinson đã chia những tác nhân ảnh hưởng tác động tới cầu theo hai nhómchớnh : nhóm những tác nhân trấn áp được và nhúm cỏc tác nhân không kiểm soátđược. 2.2.2. 1. Nhúm cỏc tác nhân chủ quanNhúm những tác nhân trấn áp được mà ảnh hưởng tác động tới cầu gồm có : giá thành củabản thân sản phẩm & hàng hóa, sản phẩm & hàng hóa ( mẫu sản phẩm ), những chưởng trình triển khai, khu vực. a, Bản thân giá thành hàng hóaGiá cả của bản thân sản phẩm & hàng hóa tác động ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu vè hàng hóađó. Khi giá tăng lên thì lượng cầu về sản phẩm & hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại ( xét trongtrường hợp những yếu tố khác không có sự biến hóa ) b, Sản phẩmChất lượng của mẫu sản phẩm hay sản phẩm & hàng hóa có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới lượng cầuvề sản phẩm & hàng hóa đó. Mỗi một loại sản phẩm đều có tính năng hiệu quả riêng. Với những sảnphẩm có giá tiền cao và công nghệ tiên tiến sản xuất tiên tiến và phát triển như điện thoại di động thìngười tiêu dùng thường tìm kiếm một mẫu sản phẩm có phong cách thiết kế tốt, kích cỡ nhỏ gọn, tính năng phong phú, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng … Ngượclại với một mẫu sản phẩm có giá tiền rẻ như kem đánh răng thì có vẻ như người tiêudùng không chỉ chăm sóc tới hiệu quả của nó với răng miệng mà còn chú trọng vàohưởng thơm, sự tiện lợi trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường yên cầu một sảnphẩm với nhiều tính năng và tương thích với mọi những tầng lớp người mua. Điều này rất quantrọng cho những nhà hoạch định cũng như nhà quản trị trong việc phong cách thiết kế, tìm kiếm vàđưa ra thị trường những dòng loại sản phẩm mới. c, Các chương trình xúc tiếnCác chưởng trình triển khai thường là những hoạt động giải trí hội đồng của công tyvới nguời tiêu dùng nhằm mục đích khuyến khích mua mẫu sản phẩm của mình. Hay nói cách kháclà một trong hoạt động giải trí tiếp thị ra mắt mẫu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dungcủa những chưởng trình thực thi thường là sự phối hợp những hoạt động giải trí như quảng cáo, cácchưởng trình thực thi bán hàng hội đồng ( hội chợ ) … Các chưởng trình này ảnhhưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tác động tới lượng cầu về mẫu sản phẩm của doanhnghiệp. d, Đia điểmMột khu vực bán hàng thuận tiện sẽ lôi cuốn nhiều khàng và qua đó gia tănglượng cầu đói với loại sản phẩm. Lựa chọn điểm bán hàng thuận tiện có ý nghĩa quan trọngtrong kế hoạch marketing của doanh nghiệp. 2.2.2. 2. Nhúm cỏc tác nhân khách quanTác giả Nick Wilkinson đã nghiên cứu và phân tích nhúm cỏc tác nhân không trấn áp đượcmà ảnh hưởng tác động tới cầu gồm có những tác nhân sau : thu nhập, thị hiếu, chủ trương củachính phủ, đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, nhân khẩu học, yếu tố thời tiết, yếu tố mùa vụ, nhân tốvĩ mô, thể chế, công nghệ tiên tiến, giá của sản phẩm & hàng hóa thay thế sửa chữa và bổ trợ, và kỳ vọng củangười tiêu dùng. a, Thu nhậpĐây là tác nhân rất quan trọng có ảnh hượng quyết định hành động so với lượng cầu củabất kỳ sản phẩm & hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng tác động trực tiếp tới năng lực giao dịch thanh toán và chitiêu của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêunhiều hơn vào việc shopping để nâng cao chất lượng đời sống. Hàng hóa có 2 loại làhàng hóa thường thì và sản phẩm & hàng hóa thứ cấp. Đối với sản phẩm & hàng hóa thường thì, khi thunhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về sản phẩm & hàng hóa thường thì tăng lên, cầu vềhàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại. Điều này được biểu lộ qua sơ đồ đường Engel. Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engelb, Thị hiếuRất khó để xác lập và giám sát thị hiếu ( sở trường thích nghi ) của người tiêu dùng vì thịhiếu tương quan tới tính cách và đặc thù của từng người. Có thể chia thị hiếu theo haicấp độ, sở trường thích nghi mang đặc thù trong thời điểm tạm thời, sở trường thích nghi mang đặc thù cố định và thắt chặt. Sở thíchmang đặc thù trong thời điểm tạm thời thường biểu lộ rõ ở những mẫu sản phẩm chịu tác động ảnh hưởng của xuthế thời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi lúc có cả những chưong trìnhgiải trí nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp những vương quốc đều cóthị hiếu với nhóm mẫu sản phẩm này ví dụ như Coke, TV, tủ lạnh. Tất nhiên, thị hiếu làmột tác nhân không trấn áp được tuy nhiên những công ty luôn nỗ lực khám phá ảnh hưởngcủa thị hiếu tới lượng cầu trải qua những chưởng trình, chiến dịch quảng cáo. c, Chính sách của chính phủChính sách của chính phủ nước nhà gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chínhphủ nhiều lúc khuyến khích hay hạn chế, nghiêm cấm tất cả chúng ta mua những sản phẩmnày loại sản phẩm kia. Đối với nhóm loại sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trongthực tế rất khó hạn chế ), vũ khí, những loại sản phẩm mà việc tiêu dùng hoàn toàn có thể tổn hại tớimôi trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các giải pháp hạn chế mà chínhphủ sử dụng là những hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuếquan như những tiêu chuẩn kiểm định, đo lường và thống kê chất lượng. Những giải pháp đó đềuảnh hưởng tới lượng cầu. d, Đối thủ cạnh tranhGiá cả không phải là tác nhân duy nhất mà những công ty còn cạnh tranh đối đầu với nhautheo nhiều phương pháp : cạnh tranh đối đầu bằng chất lượng, cạnh tranh đối đầu bằng thưởng hiệu. Công ty nào có lợi thế cạnh tranh đối đầu hoàn toàn có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại. e, Nhân khẩu họcNhân khẩu học không chỉ gồm có quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổiảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm & hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số namSố lượngThuNhậpHàng hóathứ cấpHàng hóathôngthườngtrong độ tuổi 23-55 trên địa phận TP. Hà Nội tăng nhanh thì cầu về áo sơ mi nam của côngty May 10 cũng tăng lên theo. f, Giá cả của sản phẩm & hàng hóa sửa chữa thay thế hoặc bổ sungHàng hóa bổ trợ là sản phẩm & hàng hóa được sử dụng đồng thời với sản phẩm & hàng hóa khác, haihàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tính năng. Ví dụ xăng – xe máy, điện – những vật dụng bằng điện, …. Đối với sản phẩm & hàng hóa bổ trợ, khi giá của một hànghóa này tăng lên thì cầu so với sản phẩm & hàng hóa bổ trợ kia sẽ giảm đi. Hàng hóa thay thế sửa chữa là sản phẩm & hàng hóa hoàn toàn có thể sử dụng sửa chữa thay thế cho sản phẩm & hàng hóa khác. Khigiá của một loại hàng biến hóa thì cầu so với sản phẩm & hàng hóa kia cũng biến hóa. Ví dụ nhưNescafe và cafe G7 là hai sản phẩm & hàng hóa sửa chữa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối vớiNescafe sẽ tăng lên. g, Các loại kỳ vọngCầu so với sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ sẽ biến hóa nhờ vào vào những kỳ vọng hay sựmong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng Ngân sách chi tiêu của hànghóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại so với sản phẩm & hàng hóa của họ sẽgiảm xuống và ngược lại … h, Các yếu tố khác – Yếu tố thời tiết : Thơi tiết, hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều cóảnh hưởng tới lượng cầu những loại sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết. – Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều mẫu sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách sạn, trang sức đẹp, nhà hàng quán ăn. Lượng cầu về nhóm mẫu sản phẩm này tăng lên vào đỳngmựa, hay dịp tiêu thụ và ngược lại. – Nhân tố vĩ mô : Nhân tố vĩ mô gồm có : thu nhập, lạm phát kinh tế, tỷ suất lãi suất vay, tỷlệ thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay dịch chuyển của những tác nhân này tác động ảnh hưởng tới cảphớa cỏc công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà ảnh hưởng tác động tới lượng cầu. – Nhân tố thuộc về thể chế : Nhóm tác nhân này gồm có những tác nhân như cơ sởhạ tầng, viễn thông, giao thông vận tải, mạng lưới hệ thống pháp lý, mạng lưới hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, mộtquốc gia có mạng lưới hệ thống giao thông vận tải nghèo nàn thì cầu về xe ụtụ sẽ giảm và ngược lại. – Nhân tố công nghệ tiên tiến : Nhân tố công nghệ tiên tiến có ảnh hưởng tác động gián tiếp tới lượngcầu. Những mẫu sản phẩm có công nghệ tiên tiến phong cách thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sảnphẩm khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của loại sản phẩm đó. 2.2.2. 3. Độ co dãn của cầu. Độ co dãn của cầu là một chỉ tiêu phản ánh phầm trăm biến hóa của lượng cầukhi những tác nhân ảnh hưởng tác động tới lượng cầu như : Ngân sách chi tiêu của sản phẩm & hàng hóa đó, thu nhập, giácủa sản phẩm & hàng hóa tương quan đổi khác 1 % ( với điều kiện kèm theo là những tác nhân khác không thayđổi ). Tuỳ theo dạng biến ảnh hưởng tác động ta cú cỏc loại co dãn của cầu so với Ngân sách chi tiêu củahàng hóa đó, co dãn chéo của cầu so với Chi tiêu sản phẩm & hàng hóa khác, co dãn của cầu đốivới thu nhập. Co dãn của cầu so với Ngân sách chi tiêu sản phẩm & hàng hóa đó – Công thức : = Trong đó : % ∆ Q là Phần Trăm biến hóa lượng cầu % ∆ P là Tỷ Lệ đổi khác của giá thành sản phẩm & hàng hóa đó. – í nghĩa : Nghiên cứu độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quantrọng so với một doanh nghiệp. Khi > 1, muốn tối đa hóa lệch giá phải giảmgiá sản phẩm & hàng hóa, khi < 1, muốn tối đa hóa lệch giá thì tăng giá bán sản phẩm & hàng hóa vỡđiểm tối đa hóa lệch giá chính là điểm mà = 1. Co dãn của cầu so với thu nhập - Công thức : = Với % ∆ I là Phần Trăm đổi khác của thu nhập - í nghĩa : Nếu một doanh nghiệp khi nghiên cứu và phân tích độ co dãn theo thu nhập mà cólà một số ít dương tức là doanh nghiệp đang cung ứng cho thị trường hàng hóathông thường. Nếu kỳ vọng về thu nhập của người dân tăng cao thì doanh nghiệpcũng nên có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng tăng lượng hàng đáp ứng cho thị trường và ngượclại. Co dãn chéo của cầu, so với Chi tiêu sản phẩm & hàng hóa khác - Công thức : = Với % ∆ Plà Tỷ Lệ biến hóa của Chi tiêu hàng hóa YÝ nghĩa : Trong nền kinh tế thị trường như lúc bấy giờ, cạnh tranh đối đầu nóng bức, mộtsản phẩm có rất nhiều loại sản phẩm tương tự như thay thế sửa chữa. Do đó việc thống kê giám sát chính xácđược sẽ giúp doanh nghiệp dữ thế chủ động được kế hoạch kinh doanh thương mại của mình. 2.2.3. Vai trò của nghiên cứu và phân tích, ước đạt và dự báo cầu2. 2.3.1 Vai trò của nghiên cứu và phân tích, ước đạt và dự báo cầuCầu bộc lộ thị hiếu và năng lực mua của người tiêu dùng. Nguời tiêu dùng lànhân tố quan trọng quyết định hành động sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu loại sản phẩm củadoanh nghiệp được người tiêu dùng đảm nhiệm, doanh nghiệp đó sẽ sống sót và ngượclại. Công tác nghiên cứu và phân tích ước đạt và dự báo cầu giữ vai trò quan trọng. - Chủ động được kế hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh thương mại của mình : Khi cócon số Dự kiến cầu về một loại sản phẩm trong tương lai, chủ doanh nghiệp sẽ chủ độngđược nguồn nguyên vật liệu nguồn vào, cũng như dữ thế chủ động quy trình sản xuất, và chuẩn bịtốt khâu phân phối, điẻm bán hàng. - Nâng cao năng lượng cạnh tranh đối đầu : Ước lượng và dự báo cầu, trong đó có tiếnhành nghiên cứu và phân tích, khảo sát hành vi, thái độ, mức độ tin tưởng của người mua đối vớidoanh nghiệp Trong những doanh nghiệp nếu công tác làm việc dự báo được triển khai mộtcách trang nghiêm còn tạo điều kiện kèm theo nâng cao năng lực cạnh tranh đối đầu trên thị trường vàđồng thời giảm thiểu rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh thương mại. - Nâng cao hiệu suất cao kinh doanh thương mại : Nhờ có dự báo cầu tiếp tục và kịpthời, những nhà quản trị doanh nghiệp có năng lực kịp thời đưa ra những giải pháp điềuchỉnh những hoạt động giải trí kinh tế tài chính của đơn vị chức năng mình nhằm mục đích thu được hiệu suất cao sản xuất kinhdoanh cao nhất. 2.2.3. 2. Một số chiêu thức ước đạt và dự báo cầua, Các giải pháp ước đạt cầu  Phương pháp tìm hiểu nghiên cứu và điều tra người tiêu dùng. Điều tra người tiêu dùng là việc xem họ phản ứng, nhìn nhận ra làm sao khi cónhững biến hóa tương quan tới Chi tiêu của sản phẩm & hàng hóa đó và những yếu tố khác của cầu nhưgiá cả của sản phẩm & hàng hóa tương quan, thu nhập, vv …. Thông thường doanh nghiệp dựng cỏc mẫu để tìm hiểu hoặc cũng hoàn toàn có thể tiếnhành tìm hiểu trải qua quan sát hành vi của người tiêu dùng. Quan sát hành vi củangười tiêu dùng là cách tích lũy thông tin về sở trường thích nghi của người tiêu dùng thông vàviệc quan sát hành vi và thói quen shopping của họ. Doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể quan sát hành vi người tiêu dùng qua phưởng phápthử nghiệm. Người tiêu dùng được cho tiền để mua sản phẩm & hàng hóa tại một shop. Tại đóngười ta sẽ thấy thái độ của người tiêu dùng so với những đổi khác của giá thành sản phẩm & hàng hóa, của vỏ hộp, của Ngân sách chi tiêu sản phẩm & hàng hóa tương quan khác và những tác nhân tác động ảnh hưởng tới cầukhác.  Phương pháp thị trườngĐây là phưởng pháp lựa chọn những thị trường có đặc thù kinh tế tài chính xã hộigiống nhau, sau đó thực thi đổi khác giá của thị trường đó, đổi khác hình thức xúctiến bán hàng va ghi lại phản ứng của người tiêu dùng.  Phương pháp hồi quyPhân tích hồi quy là phưởng pháp cơ bản để ước đạt hàm cầu. Để ước đạt hàm cầu, ta thường sử dụng dạng hàm cầu đặc trưng, hàm tuyếntính hoặc phi tuyến. Vì cầu là hàm số nhờ vào vào nhiều biến số, trong đó có nhữngbiến số rất khó quan sát và lượng hóa được như thị hiếu do đó khi ước đạt hàm cầuchúng ta phải xác lập đựơc biến độc lập, căc cứ vào tình hình đơn cử để sử dụngphép hồi quy cho tương thích. b, Các chiêu thức Dự kiến cầu  Dự đoán theo chuỗi thời gianThực chất của phưởng pháp này là việc xác lập hàm hồi quy của cầu theothời gian. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời hạn đề tính giá trị tương lai củacầu ở quá trình tiếp theo. Theo chiêu thức này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm mộtcách tuyến tính theo thời hạn : Q = a + btSử dụng nghiên cứu và phân tích hồi quy để ước đạt những giá trị của a và b. Nếu b > 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gianNếu b < 0 : biến cần dự báo giảm theo thời gianNếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gianÝ nghĩa thống kê của xu thế cũng được bộc lộ qua việc xem xét giá trị p-value.  Dự đoán theo chu kỳ luân hồi - mùa vụDữ liệu theo chuỗi thời hạn hoàn toàn có thể biểu lộ sự dịch chuyển đều đặn theo chu kỳ luân hồi, mùa vụ, ước đạt theo xu thế tuyến tớnh này tích hợp với sử dụng biến giả ( thểhiện đặc thù mùa vụ, chu kỳ luân hồi ), ta cũng hoàn toàn có thể Dự kiến được lượng cầu ở giai đoạntiếp theo. Nếu có N tiến trình mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả. Mỗi biến giả được tínhcho một tiến trình mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào tiến trình đó vànhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào tiến trình khác. Dạng hàm : = a + bt + c + c + …. + cn-1n-1Dự đoán bằng những quy mô kinh tế tài chính lượngĐể Dự kiến cầu qua quy mô kinh tế tài chính lượng, tất cả chúng ta cần ước đạt hàm cầuthực nghiệm và kiểm định tính đúng chuẩn của hàm cầu đó. Để thực thi dự báo, taphải đi dự báo giá trị tương lai của những biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tươnglai của cầu.  Dự đoán theo quan điểm chuyên giaĐây là giải pháp mà doanh nghiệp dựa trên những đánh giá và nhận định, phân tíchcủa những chuyên viên trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trongmột khoảng chừng thời hạn nhất định từ đó kiến thiết xây dựng nên kế hoạch sản xuất tương thích vớilượng cầu mà những chuyên viên đã đưa ra. 2.3. TỔNG QUAN TèNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NĂM TRƯỚCQua quy trình tỡm hiểu, tôi đã tiếp cận với 1 số ít đề tài về phõn tích và dựbáo cầu cùng một số ít đề tài liờn quan tới ngành dệt may của một số ít tác giả như sau : “ Hoàn thiện công nghệ tiên tiến triển khai thương mại loại sản phẩm áo sơ mi tại công tyMay 10 ” của tác giả Trần Nguyệt Minh, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh doanhthưởng mại năm 2004. Đề tài đã tập trung chuyên sâu đi sâu những giải pháp triển khai thưởng mạimặt hàng áo sơ mi, trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Song đề tài chưacó sự nghiên cứu và phân tích chuyờn sõu những yếu tố nào tác động ảnh hưởng quyết định hành động tới cầu áo sơ mitrên thị trường trong nước, đồng thời cũng không Dự kiến được lượng cầu về áo sơ mitrờn thị trường trong nước. Với đề tài “ Phõn tích nhu yếu và giải pháp tăng trưởng thị trường dịch vụ tưvấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty CP Hoàn Đạt ” - Luận văn tốtnghiệp khoa Kinh tế năm 2007. Đối tượng nghiờn cứu của đề tài này là dịch vụ. Trong đề tài, tuy tác giả đã có sự phõn tích chuyên sõu những yếu tố tác động ảnh hưởng tớidịch vụ tư vấn tuy nhiên điểm yếu của đề tài là chưa vận dụng được ứng dụng kinh tếlượng trong phõn tích. Còn với đề tài “ Phõn tích cầu và 1 số ít giải pháp tăng trưởng ngành hàng dệtmay tại thị trường TP. Hà Nội của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Khăn Việt ” - Luận văn khoa kinh tếnăm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch. Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệuphong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp tuy nhiên trong đề tài lại chưa vận dụng đượcphầm mềm SPSS vào phõn tích phiếu tìm hiểu, quan điểm của người tiêu dùng. Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “ Phõn tích và dựbáo cầu loại sản phẩm sữa của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn thưởng mại FCM trên địa phận Hà Nộiđến năm 2010 ” - Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế tài chính năm 2008. Đề tài đã đi sát vàomục tiêu nghiên cứu và điều tra, có khá đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phầnmềm kinh tế tài chính lượng ( Eview và SPSS ) trong nghiên cứu và phân tích. Song đối tượng người tiêu dùng của đề tài làmặt hàng sữa và thời hạn đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010. Nhìn chung, những đề tài tương quan tới dệt may đều đa phần tập trung chuyên sâu phõn tích, thôi thúc xuất khẩu sang những thị trường ( Mỹ, Nhật, EU ), ít chú trọng tới thị trường nộiđịa. Công tác phõn tích những nhõn tố tác động ảnh hưởng tới cầu trong nước cũn bị bỏ lỡ, thịtrường tiêu thụ trong nước không được chú trọng. Do vậy đề tài “ Phân tích và dự báocầu loại sản phẩm áo sơ mi trên địa phận TP.HN tới năm 2015 ” mang tớnh mới phù hợpvới sự tăng trưởng của ngành dệt may khi hướng về thị trường trong nước. 2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀICăn cứ vào tính cấp thiết của đề tài, tụi đã lựa chọn đề tài “ Phõn tớch và dựbáo cầu mẫu sản phẩm áo sơ mi trờn địa phận Thành Phố Hà Nội tới năm 2015 ”. Những yếu tố điều tra và nghiên cứu trong đề tài gồm có : Nghiên cứu cầu và những tác nhân mà ảnh hưởng tác động tới cầu của một loại sản phẩm cụ thểlà mẫu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty CP May 10. Xác định xem tác nhân nào cóảnh hưởng rừ rệt nhất tới lượng cầu về loại sản phẩm sơ mi nam của May 10 ( Chi tiêu, chấtlượng mẫu sản phẩm hay giá cả mẫu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu … ) Phân tích những giải pháp ước đạt và dự báo cầu. Ứng dụng đơn cử vàophân tích, ước đạt và dự báo mẫu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty CP May 10. Cụ thể sử dụng giải pháp OLS để ước đạt cầu, dư đoán theo quy mô kinh tếlượng và theo chuỗi thời hạn. Tìm hiểu hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của công ty, đơn cử là việc kinh doanh thương mại sảnphầm áo sơ mi trên thị trường trong nước, tập trung chuyên sâu đi sõu phõn tích chính ở thị trườngHà Nội, doanh thu, sản lượng bán ra qua những năm ra làm sao, dòng sơ mi nào của công tyđựơc tiêu thụ nhiểu nhất, khuynh hướng tiêu thụ của những dòng loại sản phẩm này thế nào ? Dựa vào tác dụng ước đạt và dự báo cầu cùng với việc khảo sát người tiêudùng, từ đó đưa ra một số ít giải pháp tăng cường việc tiêu thụ mẫu sản phẩm áo sơ mi trên thịtrường TP.HN. Qua quá thực thi đề tài cộng với những nghiên cứu và phân tích của tôi, đề tài cơ bản đãtrả lời đựơc những câu hỏi sau ? Trong quá trình hồi sinh kinh tế tài chính này, cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi nam sẽ tănghay giảm hay có những tác nhân nào ảnh hưởng tác động trực tiếp tới cầu về mẫu sản phẩm này ? Mặt hàng áo sơ mi nam của công ty được người tiêu dùng nhìn nhận thế nào vềchất lượng, mẫu mã, Chi tiêu, mẫu mã. Trong thời hạn tới, công ty cần có những giải pháp gì để tăng cường năng lựcphân tích và dự báo cầu so với những mẫu sản phẩm của công ty mình ? Trong tiến trình phục sinh kinh tế tài chính này, công ty nên chú trọng vào nhóm giảipháp nào đề tăng cường việc tiêu thụ loại sản phẩm trên thị trường trong nước ? CHƯƠNG IIITHỰC TRẠNG CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦACÔNG TY MAY 10 TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 20153.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CẦU3. 1.1. Phương pháp tích lũy, tổng hợp nghiên cứu và phân tích dữ liệu3. 1.1.1. Phương pháp tích lũy dữ liệuĐể thu thập dữ liệu cho luận văn này, tụi đó lập phiếu khảo sát tìm hiểu trắcnghiệm so với 100 người tiêu dùng nhằm mục đích tích lũy tình hình trong thực tiễn việc tiêu dùngsản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. Cuộc khảo sát tìm hiểu được tiến hànhnhư sau : - Đối tượng chọn mẫu : Những người mua đã mua và có nhu yếu tiêu dùngsản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. - Phạm vi chọn mẫu : Trên địa phận thành phố Thành Phố Hà Nội cũ. Cụ thể như sau : CầuGiấy ( 40 phiếu ), Tây Hồ ( 10 phiếu ), Long Biên ( 20 phiếu ), Thái Hà ( 20 phiếu ), siêuthị Hapro Trâu Quỳ ( 10 phiếu ). - Ngoài việc tích lũy quan điểm người tiêu dùng qua phiếu tìm hiểu trắc nghiệm, tụi cũn thực thi phỏng vấn một số ít người mua những câu hỏi sau : + Quý khách nhìn nhận ra làm sao về chất lượng Giao hàng của nhân viên cấp dưới bán hàng ? + Quý khách nhìn nhận thế nào về mạng lưới hệ thống shop, đại lý của May 10 từkhâu sắp xếp biển hiệu, trình diễn loại sản phẩm. … ? - Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100.3.1.1.2. Phương pháp tổng hợp, nghiên cứu và phân tích dữ liệuSau khi thu về 100 phiếu tìm hiểu, tụi đó triển khai tổng hợp, nghiên cứu và phân tích phiếuđiều tra trải qua việc sử dụng ứng dụng SPSS. Cuộc tìm hiểu lấy quan điểm của kháchhàng cũng bảo vệ đặc thù đại diện thay mặt cho toàn bộ những người mua tiêu dùng sản phẩmáo sơ mi nam trên địa phận TP. Hà Nội cũ. 3.1.1. 3. Phương pháp thống kêLuận văn của tôi có sử dụng số liệu thống kê. Cụ thể là những số liệu thống kê vềdân số nam trung bình của Thành Phố Hà Nội, về thu nhập của người dân TP. hà Nội ( nguồntổng cục thống kê ), số liệu thống kê về giá cả loại sản phẩm áo sơ mi nam của May 10 và Việt Tiến qua những năm. 3.1.2. Phương pháp kinh tế tài chính lượngPhương pháp kinh tế tài chính lượng là chiêu thức thông dụng dùng trong phân tíchkinh tế. Phương pháp nghiên cứu và phân tích kinh tế tài chính lượng mà tụi đó lựa chọn trong đề tài này làphương pháp phõn tớch kinh tế tài chính lượng dựa vào ứng dụng SPSS. Đề tài của tôi tậptrung đi sâu nghiên cứu và phân tích về mẫu sản phẩm kế hoạch nòng cốt của công ty May 10 đó là mặthàng áo sơ mi nam. Như tất cả chúng ta đã biết, thị trường áo sơ mi nam là thị trường mà giá cả do nhàsản xuất đặt ra. Do đó giải pháp ước đạt ở đây là giải pháp OLS.Nội dung ước đạt về hàm cầu của mẫu sản phẩm áo sơ mi nam như sau : Bước 1 : Xác định phương trình đường cầu. Bước 2 : Thu thập dữ liệu về những biến trong cầu. Bước 3 : Ước lượng cầu của ngành bằng chiêu thức OLS.Cụ thể nội dựng cỏc bước như sau : Thứ nhất : Xác định hàm cầu thực nghiệm về loại sản phẩm áo sơ mi namHàm cầu tổng quát có dạng như sau : Q = f ( P., M, Pr, T, Pe, N ) Trong đó : Q. : Lượng cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi nam. P : Giá cả loại sản phẩm áo sơ mi nam của May 10P r : Giá cả của những sản phẩm & hàng hóa liên quanN : Số lượng người mua ở Hà NộiPe : Giá kỳ vọng của người tiêu dùngT : Thị hiếu của người tiêu dùngDo khó khăn vất vả trong việc tích lũy số liệu về thị hiếu, kỳ vọng của người mua. Do đó hàm cầu về loại sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 có dạng như sau : Q = f ( P., M, Pr, N ) Từ đó, ta có hàm cầu thực nghiệm có dạngQ = a + bP + cM + dPr + eN. Dấu của những thông số b, c, d, e lần lượt như sau :  b mang dấu âm theo đặc thù của luật cầu  c mang dấu dương vì áo sơ mi là sản phẩm & hàng hóa thường thì  d mang dấu dương vì trong đề tài của tôi, loại sản phẩm sửa chữa thay thế cho áo sơmi nam của May 10 cú nhỡều loại như áo sơ mi nam của Việt Tiến, Nhà Bè, AnPhước, May Đức Giang  e mang dấu dương vì dân số nam của Thành Phố Hà Nội trong độ tuổi từ 23 - 60 tăng lên thì lượng cầu về mẫu sản phẩm áo sơ mi nam của may 10 tăng lên khi những yếu tốkhác không đổi khác. Thứ hai : Thu thập những tài liệu của những biến trong cầu. Để ước đạt được cầu về loại sản phẩm áo sơ mi nam trên địa phận TP. Hà Nội ta cầnthu thập những tài liệu thứ cấp và sơ cấp về những yếu tố tương quan như : số lượng áo sơ minam tiêu thụ tại thị trường TP.HN từ năm 2005 tới nay ra làm sao tương ứng với giá củasản phẩm áo sơ mi nam qua những thời kỳ đó, dân số nam trong độ tuổi từ 23 tới 60, thunhập của hộ gia đinh qua những năm. Thông qua những phiếu tìm hiểu, ta có được thông tinhữu ích cho việc dự báo cũng như đưa ra những giải pháp để tăng cường tiêu thụ mặthàng áo sơ mi nam trên địa phận TP.HN trong những năm tiếp theo. Thứ ba : Ước lượng cầu bằng giải pháp OLS.Sau đó thực thi kiểm định về sự tương thích của quy mô được ước đạt. Cụthể là xem xét giá trị của thông số xác lập R, dấu của những thông số có tương thích với ý nghĩakinh tế không và những thông số được ước đạt có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM ÁO SƠ MINAM TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 20153.2.1. Tổng quan về công ty CP May 103.2.1.1. Lịch sử hình thành và tăng trưởng của công tyTiền thân của công ty CP may 10 là xưởng may quân trang thộc ngànhQuân nhu Quân khu V, được xây dựng ở chiến khu trên toàn nước năm 1946. Đến nay hơn 60 năm xây dựng và tăng trưởng, công ty đã trở thành một trongnhững công ty số 1 của Nước Ta trong nghành nghề dịch vụ may mặc. Ngày 1/1/2005, công ty May 10 đã chuyển thành công ty Cổ phần May 10 theo quyết định hành động số 105 / QĐ - BCN ký ngày 5/10/2004 của Bộ công nghiệp nhẹ với51 % vốn của VINATEX ( Tập đoàn Dệt may Nước Ta ). Tên gọi : Công ty CP May 10T ên thanh toán giao dịch : Công ty CP May 10T ên thanh toán giao dịch quốc tế : Garment Joint Stock 10 CompanyTrụ sở chính : P. Sài Đồng - Quận Long Biên – Hà NộiĐiện thoại : 0438276923 – 0438276932F ax : 0438276925 – 04384750064E mail : [email protected] : www. garco10. comVới hoạt động giải trí kinh doanh thương mại khá tốt, mẫu sản phẩm của công ty đó cú chỗ đứng nhấtđịnh trên thị trường trong nước và được bạn hàng quốc tế tin tưởng. Thị trường xuấtkhẩu chính của công ty là : Mỹ, Nhật, EU, Nước Hàn, Đài Loan. 3.2.1. 2. Ngành nghề và nghành kinh doanh thương mại của công tyKhi mới xây dựng trách nhiệm trọng tâm của nhà máy sản xuất là Giao hàng nhu yếu vềmay mặc cho quân đội ( chiếm từ 90 - 95 % ), còn thừa mới sản xuất thêm 1 số ít mặthàng ship hàng cho dân số và xuất khẩu. Cuối những năm 80 cho đến nay, do nhu yếu của thị trường và tình hình nội tạicủa công ty, công ty đó cú những biến hóa trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanhcủa mình gồm có : Sản xuất đa phần là áo jacket, comple, quần áo lao động, nguyên phụ liệungành may, đặc biệt quan trọng loại sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mị nam theo 3 phương pháp : - Nhận gia công hàng loạt theo hợp đồng : công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu dokhách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi thực thi gia công thành mẫu sản phẩm hoànchỉnh và giao cho người mua. Sản phẩm sản xuất theo hình thức chiếm số lượngkhoảng 50 % số lượng loại sản phẩm sản xuất của công ty và chiếm khoảng chừng 35 % doanhthu. - Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB : Căn cứ vào hợp đồng tiêu thu sảnphẩm đã ký với người mua, công ty sản xuất và xuất mẫu sản phẩm cho người mua theohợp đồng ( chiếm khoảng chừng 45 % lệch giá ). - Sản xuất hàng trong nước : triển khai hàng loạt quy trình sản xuất kinh doanh thương mại từđàu vào, đến sản xuất tiêu thụ loại sản phẩm Giao hàng nhu yếu trong nước ( chiếm 20 % lệch giá ). 3.2.1. 3. Cơ cấu tổ chức triển khai của công tyTính cho đến nay, công ty CP May 10 có tới 8350 cán bộ và công nhânviên, trong đó số người có trình độ ĐH là 120 người, trình độ cao đẳng là 90 người và trình độ tầm trung là 234 người. Tổng giám đốc là Bà : Nguyễn Thị ThanhHuyền. Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức triển khai cuả công ty May 103.2.2. Kết quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của công ty quá trình 2000 - 2009T rong quy trình tiến độ 2000 – 2009, nhờ có những kế hoạch kinh doanh thương mại cộng vớisự cố gắng nỗ lực nỗ lực của hàng loạt cán bộ, công nhân mà công ty CP May 10 đã đượcnhững hiệu quả kinh doanh thương mại tốt, bộc lộ trong đồ thị 3.1 kèm theo bảng phụ lục số 2. Đồ thị 3.1. Đồ thị tổng doanh thu và doanh thu ( Nguồn : Phòng kinh doanh thương mại – Phòng kinh tế tài chính kế toán ) Qua đồ thị và bảng số liệu, lệch giá và ngân sách của doanh nghiệp đều tăngqua những năm ( chỉ duy có năm 2007 là lệch giá và ngân sách giảm ), tuy nhiên tấc độ tăngCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊTỔNG GIÁMĐỐCBAN KIỂM SOÁTPHÓ TỔNG GIÁMĐỐCPHÒNG KĨ THUẬTPHÒNG CƠ ĐIỆNBAN ĐẦU TƯPHÁT TRIỂNPHÓ TỔNG GIÁMĐỐC ( đại diện thay mặt lãnhđạo về mạng lưới hệ thống quản lí ) PHÒNG QABAN NGHIÊN CỨUTCSXTRƯỜNG CNKT MAYVÀ TT11 XÍ NGHIỆP SẢNXUẤT VÀ 2 LIÊNDOANHGIÁM ĐỐC ĐIỀUHÀNHPHÒN KẾ HOẠCHBAN Y TẾ MÔITRƯỜNGTRƯỜNG MẦMNONXÍ NGHIỆP DỊCHVỤPHÒNG TÀICHÍNH KẾ TOÁNPHÒNG KINHDOANHBAN TỔ CHỨCHÀNH CHÍNHBANMARKETINGBAN BẢO VỆQUÂN SỰBAN THIẾT KẾTHỜI TRANGcủa lệch giá lớn hơn tấc độ tăng cuả ngân sách nên doanh thu của công ty năm sau đềucao hơn năm trước. Nhìn vào phụ lục, tất cả chúng ta sẽ thấy rõ tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của côngty trong 3 năm gần đây. - Về giá trị sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng69, 26 tỷ đồng so với năm 2007, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy nhiên tấc độtăng trưỏng của giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 là 14 % trong khi đó năm 2008 là 19 %. - Về tổng doanh thu, ta hoàn toàn có thể nhận thấy lệch giá của công ty vẫn tăng đềutrong 3 năm gần đây mặc dầu chịu ảnh hưởng tác động của suy thoái và khủng hoảng kinh tế tài chính toàn thế giới. Doanh thunăm 2008 tăng 113, 88 tỷ đồng so với năm 2007 ứng với 23,09 %. Năm 2009, đỉnhđiểm của suy thoái và khủng hoảng kinh tế tài chính, tuy nhiên do có kế hoạch hướng về thị trường trong nước cùngvới việc tích cực lan rộng ra, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ … nên lệch giá năm 2009 vẫn tăng 9,432 tỷ đồng so với năm2009. - Về doanh thu : do tổng doanh thu của công ty tăng đều qua những năm, hơn nữatấc độ tăng của tổng doanh thu tăng nhanh hơn tấc độ tăng của tổng ngân sách nên lợinhuận của công ty cũng vẫn giữ được đà tăng trong những năm 2007,2008,2009. Đối với thị trường trong nước, công ty luôn nỗ lực tăng nhanh tiêu thụ trên thịtrường trong nước, đặc biệt quan trọng là tại những đô thị lớn như Thành Phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng, công ty chưa thực sự sở hữu được thị trường miền Trung. Bảng 3.1. Kết quả lệch giá tiêu thụ trong nước theo thị trườngĐơn vị tính : Tỷ VNĐTT Thị trường Năm2005 2006 2007 2008 20091 TP. Hà Nội 48,86 42,84 65 72,2 91,1252 Hải Phòng Đất Cảng 2,79 2,82 4,18 4,35 5,943 Hồ Chí Minh 6,43 6,84 10,55 11,71 15,124 Quảng Ninh 4,06 3,35 5,22 5,56 7,4255 Các tỉnh khác 7,413 9,15 12,75 13,18 15,39 Tổng cộng 69,533 65 97,7 107 135 ( Nguồn : Phòng kinh doanh thương mại ) Miền Bắc là thị trường chính của công ty. Công ty tập trung chuyên sâu sở hữu thịtrường TP. Hà Nội với loại sản phẩm nòng cốt là sơ mi nam sau đó lan rộng ra sang phát triểncác thị trường khác, lệch giá tiêu thụ trong nước trên thị trường Hà Nội liên tục tăngqua những năm từ 48,86 tỷ năm 2005 lên 91,125 tỷ năm 2009. Để thấy rõ hơn doanh thumà công ty đã đạt được trên thị trường trọng điểm này tất cả chúng ta đi vào nghiên cứu và phân tích bảngthống kê lệch giá tiêu thu sơ mi nam trên thị trường TP.HN. Bảng 3.2. Doanh thu tiêu thụ áo sơ mi nam trên thị trường Hà NộiĐơn vị tính : Tỷ VNĐNăm Doanh thu nộiđịaDoanh thu sơ mi namtrong tiêu thụ nội địaDoanh thu sơ mi namtại thị trường Hà Nội2005 69,533 55,64 29,52006 65 53 30,72007 97,7 80,1 49,62008 107 91,37 58,652009 135 110,7 69,8 ( Nguồn : Phòng kinh doanh thương mại ) Nhìn vào bảng 3.2. ta thấy lệch giá bán áo sơ mi nam của công ty May 10 trên thị trường Hà Nội liên tục tăng qua những năm, không riêng gì tăng đều về giá trị màcòn tăng cả về tấc độ tiêu thụ. Nếu năm 2006 lệch giá bán áo sơ mi nam tăng 1,2 tỷ ( tương ứng 4 % ) thì tới năm 2009, lệch giá tăng 11,15 tỷ ( tương ứng với 19 % ). Những số liệu này đã vật chứng cho xu thế kinh doanh thương mại đúng mà công ty đãlựa chọn. 3.3. PHÂN TÍCH CẦU Vấ MẶT HÀNG ÁO SƠ MI NAM CỦACÔNG TY MAY 10 TRấN THỊ TRƯỜNG HÀ NễISản phẩm sơ mi nam tiêu thụ trên thị trường trong nước của công ty May 10 gồm2 loại chínhLoại 1 : Là những mẫu sản phẩm may theo tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng lại được tiêuthụ trong nước. Loại loại sản phẩm này thường có giá khá cao do chất lượng vải ngoạinhập nhưng bù lại có chất lượng cao, mẫu mã chuẩn. Giỏ cỏc mẫu sản phẩm này từ170000VNĐ trở lên. Loại 2 : Là những mẫu sản phẩm tiêu thụ trong nước được công ty được công ty thiếtkế may trên vật liệu vải nội những vẫn luôn bảo vệ chất lượng cao. Những sảnphẩm này có giá từ 170000VN Đ trở xuống. Một số thương hiệu sơ mi nam mà công ty đang vận dụng trên thi trường Hà Nội : TT Dòng mẫu sản phẩm Đặc điểm1 Pharaon EX ( Pharon ExcutiveChoice ) Là sự lựa chọn cho giới văn phòng, đây làdòng mẫu sản phẩm mũi nhọn có giá bán thấp nhất trongdòng mẫu sản phẩm Pharaon chất lượng cao, kiểu dángphổ thông. 2 Pharaon Classic Đây là loại sản phẩm dành cho giới trung niên lịchsự, loại sản phẩm này nằm trong nhóm có mức giá cao. 3 Pharaon Advancer Đây là dòng mẫu sản phẩm được phong cách thiết kế phù hợpvới người trẻ tuổi và trung niên, mẫu mã tân tiến, mức

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận