Cà-sa – Wikipedia tiếng Việt

Cà-sa (phiên âm latinh từ tiếng Phạn: Kasāya, chữ Hán: 袈裟), là một loại áo dài dùng để che thân của giới tăng lữ Phật giáo, được may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.

Theo Luật Tạng, Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Theo Luật Tạng Đại Phẩm tập 2, “Vào lúc bấy giờ, các vị Tỷ kheo nhóm Lục sư mặc các y cà sa màu ngà voi chưa được cắt. Dân chúng phàn nàn, phê phán chê bai rằng: ‘Giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy’. Các vị đã trình sự việc lên Đức Thế Tôn, ngài dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, không nên mặc các y chưa cắt; vị nào mặc thì phạm tội dukkata.”

Đúng vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà đang du hành đến Dakkhināgira thuyết giảng. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy những thửa ruộng lúa ở Magadha được kết nối bằng những khoảnh vuông vức, được kết nối bằng những đường biên ngắn, được kết nối bằng những mảnh vuông ở chỗ giao nhau, chia cắt bởi những con đê tăm tắp, liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. “Này Ānanda, ngươi có khả năng tạo nên các y có kiểu mẫu như thế cho các vị Tỷ kheo không? Bạch Thế Tôn con có khả năng.” Sau đó, Tôn giả A nanda đã tạo nên các mẫu y theo như lời dạy của đức Phật cho chư vị Tỷ kheo, và đã được đức Phật khen ngợi là người sáng trí, có đại trí tuệ, vì đã hiểu một cách đầy đủ những điều đã được đức Phật nói một cách vắn tắt.  “A Nan Đà là người khéo léo, ngay cả trong lĩnh vực khâu vá! Một Sa môn đủ đức hạnh là người biết tự khâu vá mảnh y của mình, không để chỉ viềng bung ra, và không bao giờ bị chỉ trích là phí phạm vật dâng cúng của các hàng thiện nam tín nữ” Sở dĩ Đức Phật dạy Tôn giả A Nan lấy hình mẫu những thửa ruộng làm điều tướng của Y là vì quá khứ Chư Phật đều lấy hình thức thửa ruộng làm điều tướng của Y, từ đây về sau cũng phải y như vậy lấy hình thức này làm điều tướng của Ca Sa[1]

Nguồn gốc chiếc y cà sa còn được giải thích bằng một cách khác, đó là xưa kia, theo truyền thống Phật giáo, các nhà sư phải tự đi nhặt những mảnh vải vụn, những tấm khăn đắp hay liệm người chết vứt bỏ ở những nơi hỏa táng, nghĩa địa hay những đống rác, rồi đem về tự mình nhuộm màu, chắp nối và may lấy áo để mặc. Bởi vậy. chiếc y cà sa mới mang hình của các mảnh vải vụn được ráp nối với nhau, gọi là y phấn tảo. Ngày nay, tại một số tu viện lớn ở Srilanka hay Mianma vẫn còn giữ được truyền thống đó. Điều đó cho thấy chiếc áo cà sa là biểu tượng của những gì khiêm tốn, đơn sơ và giản dị nhất mà ta có thể tưởng tượng ra. Nhưng đồng thời điều đó cũng toát lên một ý nghĩa hết sức lớn lao của chiếc áo cà sa trong đạo Phật, đó là để nhắc nhở các nhà tu hành Phật giáo về tấm thân vô thường của họ tại thế gian.[2]

Y cà sa được may theo hình chữ nhật, chia ra làm ba loại là tiểu, trung, đại. Tiểu y gọi là y An-đà-hội (Antaravasaka) là y mặc bên trong. Y An-đà-hội chỉ có 5 mảnh nên còn gọi là y ngũ điều, cả tấm y gồm mười miếng, cứ 1 miếng dài, 1 miếng ngắn ráp lại vào nhau theo chiều dọc gọi là một điều. Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu gọi đây Ngũ y (pháp y 5 điều). Khi vị ấy đắp y này thì đọc câu kệ:

Thiện tai giải thoát phục ,Vô thượng phước điền y ,Ngã kim đảnh đới thọ ,Thế thế bất xả ly .Án, tất-đà-da sa-ha .Hay :Lành thay chiếc y giải thoát ,Tượng trưng ruộng phước vô biên .Nay con cúi đầu tiếp đón ,Đời đời không rời khỏi thân .Oṃ siddhāya svāhā .

Trung y gọi là y Uất-đa-la-tăng (Utarasangha) là y mặc ở trên y An-đà-hội. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều.

Thiện tai giải thoát phục ,Vô thượng phước điền y ,Ngã kim đảnh đới thọ ,Thế thế thường đắc phi .Án, độ-ba độ-ba sa-ha .Hay :Lành thay chiếc y giải thoát ,Tượng trưng ruộng phước tột cùng .Nay con cúi đầu tiếp đón ,

Đời đời thường đắp trên thân.

Oṃ dhūpa dhūpa svāhā .

Đại y gọi là y Tăng-già-lê (Sangati) là y đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật tạng cũng quy định, tùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng-già-lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng-già-lê nhiều điều. Khi đắp y này thì niệm:

Thiện tai giải thoát phục ,Vô thượng phước điền y ,Phụng hành Như Lai mạng ,Quảng độ chư chúng sinh .Án, ma-ha ca-bà, ba-tra tất-đế sa-ha .Hay :Lành thay chiếc y giải thoát ,Tượng trưng ruộng phước tột cùng ,Giữ gìn sinh mệnh của Phật ,Hóa độ muôn loại mười phương .Oṃ mahā bhappaṭa siddhi svāhā. [ 3 ]Cũng theo mạng lưới hệ thống Phật giáo Bắc truyền, thì Y Ca Sa có 3 bậc : Thượng, Trung và Hạ, chia thành chín phẩm :- Bậc Hạ : từ y 9 điều đến 13 điều. Ba y này mỗi điều có 2 khoản dài, 1 khoản ngắn .- Bậc Trung : có y 15 điều đến 19 điều. Ba y này mỗi điều có 3 khoản dài, 1 khoản ngắn .- Bậc Thượng : từ 21 điều đến 25 điều .Ba y này, mỗi điều có 4 khoản dài, 1 khoản ngắn. Dài nhiều ngắn ít, ý nói thêm Thánh bớt phàm. Y 25 điều tức là Y Bá nạp, vì trong 4 khoản dài, 1 khoản ngắn, tính ra có trên 100 miếng vải nhỏ nối ráp lại, nên cũng gọi Pháp y nầy là y Bá nạp cũng được .

Nguyên nhân Phật chế Tam y câu dụng[sửa|sửa mã nguồn]

Một lần Thế Tôn nhìn thấy nhiều vị Tỷ kheo ôm đồm với các chiếc y, có vị thì cuộn y trên đầu, có vị thì cuộn y ở vai, có vị thì cuộn y ở hông. Nhìn thấy như vậy Đức Phật liền khởi lên việc xác định sự hạn chế về y, và nên quy định sự giới hạn về y cho các Tỷ kheo. Sau đó vào một đêm mồng tám giữa mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn mặc chiếc áo nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn mặc chiếc áo thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn mặc thêm chiếc áo thứ ba. Thế rồi, ngài suy nghĩ: “Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (áo) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép mặc thêm những chiếc áo cũ kĩ.”

Thế rồi, trải qua đêm đến sáng sớm, Thế Tôn bèn đi đến chỗ các Tỳ kheo Ngài chế giới mỗi Tỳ Kheo chỉ nên sắm và mặc ba Y: “Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳ kheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý mặc thêm những chiếc y cũ.”

Quy định sắc tố của y[sửa|sửa mã nguồn]

Màu sắc của chiếc y cà sa không nhuộm hẳn bằng một màu nào cả, tránh không dùng năm màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, vì vậy, chiếc y cà sa được pha trộn nhiều màu để tạo ra một màu sắc thật giản dị, đúng theo ý nghĩa nguyên thủy của chữ kāsāya trong tiếng Phạn. Áo gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu nối với nhau. Ngày nay tùy theo truyền thống của từng pháp phái, địa phương, phong tục, khí hậu… mà chiếc áo cà-sa cũng phần nào có sự cải biến, từ cách may cho đền màu sắc. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y nâu, nâu đỏ; ở Việt Nam, Trung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu nâu đỏ… Nói chung có ba màu chính gọi là như pháp cà sa sắc tam chủng (ba màu sắc của áo cà sa theo phép quy định) gồm màu gần như đen (màu thâm, màu bùn đất), màu gần như xanh (màu rỉ đồng) và màu gần như đỏ (màu hoa quả).

Tên gọi khác của chiếc áo Cà sa[sửa|sửa mã nguồn]

Chiếc y cà sa là biểu tượng cho Đạo Phật, cho sự mầu nhiệm của Phật pháp, chính vì vậy, cũng được gắn cho rất nhiều tên gọi cũng như các công dụng khác nhau, mặc dù ban đầu, chiếc y cà sa chỉ được dùng để che thân, làm chăn đắp hay dùng để ngồi. Theo sách Phật chế Tỳ Kheo Lục Vật Đồ thì y cà sa có 12 tên gọi là: 1.Cà sa; 2.Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật); 3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục); 4. Pháp y (áo theo đúng pháp quy định); 5. Ly trần phục (áo của người thoát tục); 6.Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiêu trừ phiền não); 7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn); 8. Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm); 9. Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi); 10. Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng); 11. Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi); 12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).

Source: thoitrangviet247.com
Category: Áo

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận