Tôi tên là Áo Dòng. Các anh chị sống đời thánh hiến thường gọi tôi là “tu phục”. Khác hẳn với tên mà những người ở các công ty, trường học hay một tổ chức nào đấy đặt cho bạn tôi: Họ gọi bạn tôi là “đồng phục”. Quần áo mà người người vẫn mặc hàng ngày với đầy đủ các kiểu được gọi là “thường phục”. Còn tôi may mắn hơn khi được gọi là “tu phục”. Một cái tên khác lạ và không kém phần dễ thương các bạn nhỉ! Tôi tự hào về tên gọi của mình. Bởi người ta thường nói: “tên là người”, nên tôi đã không ít lần suy nghĩ về tên mà anh chị sống đời tu đặt cho tôi. Nhất là trong dịp chị em Mến Thánh Giá (MTG) Đàng Trong – Qui Nhơn mừng 350 năm của hồng ân năm thánh, tôi thấy mình có cái gì đó gắn bó với quý chị qua nhiều thế hệ tiếp nối.
Các chị ạ!
Vẫn biết rằng trong con mắt nhiều người thì họ nhà đen như chúng em có cái gì đó ẩn chứa một chút sợ hãi. Bởi trong dải màu, thì “màu đen” mang lại cảm giác bất an, và được xem là biểu tượng của cái ác, “màu đen” thường được gắn với tính cách của những nhân vật phản diện, nhân vật đóng vai kinh dị… Nhìn thấy màu đen người ta nghĩ đến sự chết chóc, những điều bất hạnh…Nhưng thực ra, màu đen ít bị vấy bẩn hơn bất cứ màu nào khác trong bảng màu tự nhiên. Màu đen càng tô đậm thì càng đen, càng đẹp và càng khó phai. Chẳng khác gì đời người càng trải qua những sóng gió thử thách, càng lướt thắng những khổ cực, gian nan lại càng làm cho người ấy trưởng thành và trở nên chính mình hơn. Hơn thế nữa, màu đen tượng trưng cho sự khiêm tốn, giản dị của người bước theo Đấng Chịu Đóng Đinh. Do đó, một số quý chị đi trước đã thủ thỉ rất khẽ với chúng em thế này: Mỗi khi quý chị ấy khoác lên bộ tu phục màu đen như một lời nhắc nhớ về kết ước của lời khấn trong sự chân thành, trung tín, với cam kết sống Bí Tích Thanh Tẩy là không để mình bị vấy bẩn bởi tội lỗi, bởi quyến rũ hấp dẫn của vật chất, hưởng thụ, và cả những mong muốn chọn lựa sống dễ dãi… Đó là lý do chúng em được các chị chọn làm tu phục, và biết mình cũng có giá trị trong con mắt các chị nữa.
Thiết nghĩ, với chặng đường 350 năm là cả một hành trình với bao ơn lành của Chúa tuôn chảy theo dòng thời gian. Chúng em may mắn vì được sát cánh cùng quý chị trong nhiều thế hệ dẫu cho thời cuộc có nhiều đổi thay.
Quý chị biết không?
Trong giai đoạn đầu, quý bà và quý chị của Hội dòng ta chỉ được mặc thường phục thôi. Vì thế, báo chí Pháp năm 1835 đã giới thiệu: “Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam gồm những nữ tu chuyên cần làm việc, có đời sống đạo đức và y phục của họ không khác các phụ nữ trong nước” (APF, tập 8, năm 1835, trang 392)
[1]
. Thế nhưng, khoảng năm 1905, họ nhà áo dòng chúng em lần đầu tiên xuất hiện. Thời kỳ ấy, chúng em ngây ngô trong kiểu cách áo không xếp ly, tay rộng, lúp đen vừa nhọn vừa dài tới nửa lưng. Tạm thời được làm quen với các chị nhưng thực chất chúng em vẫn chưa là tu phục như những thời kỳ sau.
Cùng với bước chuyển mình lịch sử của Hội dòng trong giai đoạn cải tổ theo Giáo luật (1924). Chính thời khắc quan trọng ấy cũng là thời điểm ghi dấu cho sự gắn kết giữa chị em Mến Thánh Giá Qui Nhơn với áo dòng đen chúng em. Từ khi ấy, các chị chính thức cho chúng em được trở nên bạn tâm giao của quý chị. Cám ơn quý chị đã vẽ lên bức chân dung và cho em mang tên “áo dòng” được phủ tới đầu gối các chị, được vinh hạnh khi mang ảnh Chúa Giêsu Chuộc Tội ở phía trước cổ và được điểm tô bằng tràng chuỗi kính Mẹ ở bên trái.
Cuộc sống ở đời vốn dĩ luôn có sự đổi thay. Thay đổi như góp phần điểm tô thêm sự sinh động và tạo nên nét đẹp đương thời. Có lẽ vì thế mà vào năm 1954, các chị tạo dáng mới cho chúng em nhưng bản chất vẫn không mất đi. Chúng em được kéo dài và rộng ra phù hợp đôi tay bạn tình Giêsu. Cái cổ vuông lạ kỳ như một chút ẩn ý thâm sâu. Có thêm lằn (ly), một thắt tóc, một băng-đô trắng (Bandeau Serre-tête), trên trán thêm một cái lúp cùng màu, ảnh Chúa Chuộc Tội vẫn được nằm trước ngực của quý chị. (Theo qui chế Viện tu Chị Em Mến Thánh Giá Địa phận Qui Nhơn, đoạn III, số 8)
[2]
Bạn đang đọc: Hồi ký áo dòng đen
.
Chúng em nghe dân gian ta quan niệm: Con số 15 là biểu trưng cho một sự thay đổi đáng kể. Không rõ vô tình hay trong sự soi dẫn của Thánh Thần Chúa mà sau 15 năm trong sự thăng tiến của Hội Dòng, có chút đổi thay mơi mới. Đúng năm (1969), quý chị Mến Thánh Giá được khoác thêm áo dòng màu trắng như một chút hương vị làm phảng phất nét đẹp trinh nguyên của đời hiến dâng. Đó là gam màu dành cho mùa Hè với ánh mặt trời oi bức. Còn sắc màu đen nơi chúng em vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên của quý chị trong các mùa còn lạị.
Khi nước Việt Nam bước sang một trang sử mới. Hoàn cảnh xã hội đổi thay sau năm 1975, cuộc sống ban đầu có nhiều khó khăn. Hội dòng chúng ta cũng không nằm ngoài vòng vây ấy. Chính trong hoàn cảnh đó, chúng em cũng chỉ có thể đến với quý chị trong giản đơn của tên gọi áo blouse, cổ sơ mi đứng, bít kín và thánh giá nhỏ gắn trước ngực. Và ngày đại hội 26.9.1979, chúng em chính thức được theo sát bên quý chị mọi ngày.
Rồi một lần nữa, “biểu trưng con số 15” được quý chị áp dụng trong lần thẩm mỹ tiếp theo để chúng em nên dáng nên hình hơn. Chính vào ngày mừng lễ suy tôn thánh giá 14/9/1990, Hội đồng nhà dòng quyết định cho cô bé blouse đơn sơ được nghỉ ngơi sau 15 mùa xuân phục vụ các chị. Thay vào đó là đàn em áo dòng quy mô, mang tính cách sinh sau nên cuộc sống khấm khá hơn chút. Bởi vậy, chiều dài gia tăng đến dưới gối 10 cm, màu trắng của chiếc cổ giữ nguyên, và em áo dòng được cùng các chị vào tham dự thánh lễ. Thực tình, đó là ngày đáng nhớ của chúng em. Bởi trong ngày suy tôn Đấng Chịu Đóng Đinh là đối tượng tình yêu, chúng em đã được góp mặt để cùng chung vui với quý chị. Đó cũng là giai đoạn dài nhất ghi dấu những nét riêng mà chỉ có các chị với chúng em biết được. Với 31 năm của thời gian giao thời giữa 2 thế kỷ. Rồi một ngày không xa nữa, có thể chúng em sẽ được các chị tiếp tục tạo những nét mới… Nhưng chúng em vẫn có quyền hy vọng và tự hào vì dù thế nào đi chăng nữa, thì sắc đen vốn dĩ đã trở nên một phần không thể thiếu trong mỗi một người con của gia đình Mến Thánh Giá Qui Nhơn. Đó là tâm tình Dì Anna Lê Thị Thanh Hương đã thay lời các chị bộc bạch qua vần thơ, và được nhạc sĩ Bá Lân phổ nhạc thành bài hát “Màu áo đen tôi chọn” nhân dịp mừng 75 năm cải tổ Hội dòng. Chúng em tin chắc nhiều chị trong gia đình Hội dòng ta vẫn chưa quên và không thể quên tâm tình ấy đâu.
Thiết nghĩ, trong lòng Giáo Hội Việt Nam chắc chắn đã in đậm dấu chân của trưởng nữ Đàng Trong qua các thế hệ. Trên những dấu chân ấy lại thấp thoáng bóng dáng áo dòng đen chúng em. Ít nhất hiện nay, mỗi ngày chúng em cũng được hơn 510 chị Mến Thánh Giá dẫn tới nhà thờ để dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn trong hy tế thánh. Được các chị nâng niu, và trung bình một tuần được chính bàn tay mềm mại của quý chị đem giặt, được ngắm từng tia nắng xuyên qua kẽ lá, đón lấy những làn gió nhẹ để mang lại cảm giác dễ chịu cho quý chị khi mặc chúng em lên mình. Đó thực sự là niềm vui của “áo dòng” chúng em. Mong sao vui lòng các chị, và tạo nên nét đẹp truyền thống của người nữ tu Mến Thánh Giá là chúng em mãn nguyện rồi.
Chúng em biết, đối với xã hội thì trang phục là đặc trưng cho một nền văn hóa. Chiếc áo còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Ngày xưa, học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê vinh quy bái tổ, đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt của mình trước họ hàng và làng nước. Ngày nay, nguồn gốc, nghề nghiệp, chức vụ trong xã hội nhiều khi không còn được thể hiện qua trang phục. Tuy nhiên, tu phục vẫn mang nhiều ý nghĩa và là một dấu chứng. Dấu chứng của người nữ tu Mến Thánh Giá là gì thì các chị là người biết và hiểu hơn bất cứ ai.
Cám ơn quý chị trong quãng đường từ An Chỉ đến Qui Nhơn, với 350 năm không phải là ít. Trong suốt 20 lần Đại hội qua 9 nhiệm kỳ Bề trên, thì đã có ba lần chúng em được quý chị thêm vào bớt ra với đầy đủ sáng.
Source: https://thoitrangviet247.com
Category: Áo