Về mặt chưa tốt:
Điểm trừ lớn nhất của máy sấy thông hơi là chi phí điện năng cao nhất trong ba loại. Lý do là vì lượng điện năng toả ra thành nhiệt để làm nóng dòng khí sẽ bị lãng phí (thoát hơi nước ấm ra ngoài).
Thứ hai là loại này cần ống xả để thoát hơi ra ngoài, nên sẽ hơi tốn công lắp đặt và ống nhợ lằn nhằn.
Cuối cùng là vì toả ra hơi nước ấm nóng nên cũng tương đối nguy hiểm cho trẻ nhỏ và vật nuôi nếu bất cẩn lại quá gần vòi xả, có khả năng gây bỏng.
Máy sấy ngưng tụ.
Loại này sẽ gồm hai loại nhỏ đó là máy sấy ngưng tụ nói chung và máy sấy bơm nhiệt. Về cơ bản, nhóm này sẽ gồm những chiếc máy sấy có một bộ phận dùng để ngưng tụ hơi nước ẩm nóng thổi ra từ lồng sấy thành nước lỏng và chứa trong một bình nhỏ, khi đầy bạn chỉ cần lấy nước đem đi đổ.
Về mặt tốt:
Dễ dàng thấy được đầu tiên là chúng ta không cần ống nhợ lằn nhằn hay đặt máy sấy nhóm này ở sát cửa sổ hay khoan tường, bạn có thể đặt máy ở bất kì đâu miễn thông thoáng để máy có thể lấy hơi một cách hiệu quả nhất là được.
Hơn nữa, nhóm ngưng tụ nói chung còn tiết kiệm điện năng hơn nhóm thông hơi truyền thống.
Bạn đang đọc: Máy sấy quần áo 101: Tất cả những gì bạn cần biết về sản phẩm cực kì tiện ích của nhân loại!
Về mặt chưa tốt:
1. Do cấu tạo của nhóm máy sấy ngưng tụ tương đối phức tạp hơn loại thông hơi truyền thống, nên giá thành sửa chữa cũng cao hơn.
2. Ngoài ra một điểm hơi bất tiện là bạn phải nhớ để ý đến bình nước ngưng tụ, để đem đi đổ tránh tràn, nhưng điểm này cũng nhẹ thôi do đa số các máy hiện đại có đèn báo đầy + ống thông nước từ bình ngưng tụ ra ngoài.
Về loại cuối cùng cũng là loại phức tạp nhất hiện tại, đó là máy sấy bơm nhiệt.
Cơ chế hoạt động của máy này sẽ khác các loại máy trên là nó gồm hai vòng tuần hoàn, còn về cấu tạo thì thêm một thành phần nữa là motor bơm khí gas.
Về cách hoạt động, để anh em dễ hiểu thì mình sẽ giải thích bằng cách chia tên của nó ra thành 2 phần “máy sấy” và “bơm nhiệt”. Phần “máy sấy” thì tương tự các loại trên, là không khí được làm nóng và thổi vào lồng sấy để làm khô quần áo, gọi là vòng tuần hoàn số 1.
Phần “bơm nhiệt”, tức là loại máy này sẽ có một động cơ dùng để bơm khí gas nóng và lạnh, gọi là vòng tuần hoàn số 2. Khí gas này sẽ đi qua 2 vùng, vùng nóng và vùng lạnh. Vùng nóng sẽ làm nóng dòng khí vào quần áo, còn vùng lạnh sẽ làm ngưng tụ khí ẩm đi ra từ quần áo.
Công nghệ bơm nhiệt này hiện tại đang là công nghệ mới nhất trên máy sấy quần áo. Để dễ hình dung, mời anh em xem hình cơ chế bên dưới nhé.
Mặt tốt của loại máy này :
1. Thì do cũng thuộc nhóm máy sấy ngưng tụ, nên máy sấy bơm nhiệt cũng tương đối tiết kiệm điện năng hơn nhóm truyền thống.
2. Và công nghệ bơm nhiệt, như đã nói ở trên, là công nghệ mới nhất trên máy sấy quần áo, (dùng khí gas bơm ở áp lực cao để tạo ra nhiệt chứ không dùng tụ điện làm nóng thanh nhiệt như các loại máy ở trên) giúp giảm chi phí hoá đơn tiền điện của bạn vốn đã tiết kiệm nay còn tiết kiệm hơn nữa!
Mặt chưa tốt của nhóm máy bơm nhiệt lại nằm ở giá thành.
1. Do sở hữu công nghệ mới nhất và cấu tạo cũng phức tạp nhất, nên giá thành để mua chúng cao nhất trong cả ba loại, đi kèm với chi phí sửa chữa cũng tương đối cao.
2. Ngoài ra, giống máy sấy ngưng tụ, bạn cũng cần để ý đến bình nước ngưng tụ của máy để đem đi đổ tránh tràn.
Câu hỏi tiếp theo là kích cỡ máy sấy bao nhiêu là vừa đủ?
Chúng ta có hai mức để dễ lựa chọn đó là dưới 8kg quần áo và từ 8-10kg quần áo.
Bạn nên chọn máy sấy quần áo dưới 8kg nếu gia đình bạn không có nhu cầu sấy nhiều quần áo trong ngày, hoặc một ngày sấy một lần, hoặc gia đình dưới 4 người.
Còn máy sấy quần áo từ 8-10kg sẽ là lựa chọn tuyệt vời với gia đìnhc ó từ 4-5 người, cần sấy nhiều quần áo nhiều lần trong ngày hoặc đặc biệt hơn là gia đình đang có trẻ sơ sinh (cần thay giặt tã, quần áo thường xuyên).
Tiếp theo, máy sấy tự động hay “chỉnh cơm”?
Máy sấy tự động tức là bạn không cần phải suy nghĩ về việc chọn chế độ sấy hay gì hết, bạn chỉ cần cho quần áo vào và các cảm biến của máy cũng như cân tự động trong máy sẽ tính toán chương trình sấy cần thiết và tự động thực hiện công việc của nó. Bạn chỉ cần chờ cho nó sấy xong lấy đồ ra mặc thôi.
Còn máy sấy “chỉnh cơm” thì ngược lại, bạn sẽ cần chọn chế độ phù hợp để đạt được hiệu suất sấy tốt nhất. Nếu chọn chế độ quá nhẹ hoặc quá nhanh, đồ của bạn sẽ không đủ khô. Nếu chọn chế độ quá mạnh hoặc quá lâu so với cần thiết, bạn sẽ tốn nhiều chi phí điện năng không cần thiết, gây lãng phí tài nguyên.
Về vấn đề này, nếu bạn muốn nhẹ nhàng không phải suy nghĩ lăn tăn mỗi lần sấy quần áo thì nên chọn máy sấy tự động cho khoẻ. Có một số nghiên cứu dựa trên người tiêu dùng đã chỉ ra rằng có một tỉ lệ (cũng tương đối nhỏ) các máy sấy tự động sấy không đủ khô, tức là khi chạy hết một chu trình tự động thì đồ còn ướt, nhưng hiện nay các máy sấy hiện đại của các hãng cũng đã và đang dần khắc phục vấn đề này bằng việc trang bị nhiều cảm biến hiện đại hơn. Còn nếu bạn kĩ tính, thì “chỉnh cơm” cũng là lựa chọn không quá tệ.
Cuối cùng, chi phí “nuôi” máy sấy quần áo có đắt không?
Về chi phí, dĩ nhiên máy sấy càng lớn, càng sấy được nhiều đồ thì sẽ đi kèm với chi phí điện năng vận hành cao hơn máy nhỏ. Và các loại máy sấy càng truyền thống (Sử dụng tụ điện để làm nóng thanh nhiệt so với loại bơm nhiệt dùng bơm gas áp suất cao để tạo nhiệt) thì sẽ càng hao tốn điện năng hơn. Và nói về vấn đề chi phí này thì mình có một câu nghe được ở đâu đó khá hay đó là “muốn tiết kiệm hãy mua đồ tốt.”
Theo một nghiên cứu tại Anh, thì quy đổi ra, chi phí sử dụng điện năng một năm của máy sấy quần áo sẽ dao động từ ~ 730.000 VNĐ (khoảng ~ 2.000đ/ngày, rẻ hơn một tấm vé giữ xe), đến cao nhất là ~4,5 triệu đồng (~12.000đ/ngày). Những con số này mang tính chất tham chiếu và tham khảo cho anh em nhé. Ngoài ra anh em có thể kiểm tra nhãn tiêu thụ điện năng ở trên mỗi sản phẩm điện tử để xem mức tiêu thụ điện nhé (Ở Việt Nam sẽ theo chuẩn sao, với 5 sao là tiết kiệm nhất và 1 sao là ít tiết kiệm nhất).
Một số công nghệ trên các loại máy sấy hiện nay của các hãng.
Tiết kiệm điện
Những chiếc máy sấy quần áo hiện đại thường sẽ được trang bị công nghệ tiết kiệm điện. Máy sấy sẽ giảm thiểu tối đa ma sát trong quá trình vận hành, giúp chống rung lắc, giảm tiếng ồn đáng kể cũng như hạn chế lãng phí điện năng, tiết kiệm hiệu quả chi phí hàng tháng cho gia đình và góp phần nâng cao tuổi thọ cho máy.
Điều khiển bằng điện thoại
Hệ thống Smart Check trên máy giặt Samsung sẽ tự động phát hiện lỗi và chuẩn đoán các sự cố, đồng thời nhanh chóng cung cấp các giải pháp khắc phục tối ưu mọi lúc qua ứng dụng điện thoại, giúp tiết kiệm tối ưu chi phí và thời gian sửa chữa cho bạn.
Úp ngược đặt trên máy giặt
Việc đặt cùng một lúc máy giặt và máy sấy cạnh nhau sẽ khiến không gian trở nên chật chội hơn bao giờ hết, đồng thời nó sẽ không mấy phù hợp cho những gia đình hoặc những gian phòng có không gian diện tích hạn chế. Những chiếc máy giặt có tính năng này rất thích hợp cho tiệm giặt, sấy quần áo.
Chính vì vậy, thông thường máy sấy quần áo thông hơi có thể đặt úp ngược lên trên máy giặtnhằm tiết kiệm không gian diện tích cũng như giúp bạn không gặp khó khăn khi điều chỉnh máy nếu chiều cao của bạn khiêm tốn.Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý úp ngược đặt trên máy giặt chỉ áp dụng đối với máy sấy lồng ngang thôi nhé.
Chống nhăn
Tính năng này sẽ giúp chống nhăn trong trường hợp người dùng không kịp thời lấy quần áo sau chu trình sấy, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian không cần là ủi lại quần áo nữa.
Tóm lại, bài viết trên đây của mình nhằm giúp anh em có cái nhìn khái quát hơn về lợi ích của máy sấy quần áo và giúp anh em có thể chọn cho mình loại máy sấy phù hợp với nhu cầu. Mình không đề cập đến các thương hiệu vì mỗi thương hiệu máy sấy sẽ có những công nghệ của riêng họ dành cho khách hàng, khoảng giá cũng tương đối khác nhau, nên thôi việc chọn hãng để lại cho anh em được tận mắt nhìn và trải nghiệm rồi chọn nhé!
Source: thoitrangviet247.com
Category: Áo