Lưu lượng thở, thể tích phổi và biểu đồ lưu lượng thể tích – Rối loạn phổi – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

(A) Bình thường. Đường cong biểu diễn trong thì hít vào có tính đối xứng và lồi. Đường biểu diễn thở ra là đường tuyến tính. Lưu lượng khí tại điểm giữa của dung tích hít vào và lưu lượng khí tại điểm giữa của dung tích thở ra thường được đo và so sánh. Lưu lượng khí hít vào tối đa ở 50% dung tích sống gắng sức (MIF 50% FVC) lớn hơn lưu lượng khí thở ra tối đa ở 50% FVC (MEF 50% FVC) do có sự nén khí động học của đường thở xảy ra trong quá trình thở ra.

(B) Rối loạn thông khí tắc nghẽn (ví dụ: khí phế thũng, hen suyễn). Mặc dù tất cả các lưu lượng thở bị giảm đi, thời gian thở ra kéo dài hơn và chiếm ưu thế, MEF < MIF. Lưu lượng đỉnh đôi khi được sử dụng để ước lượng mức độ tắc nghẽn đường thở nhưng điều này phụ thuộc vào nỗ lực của bệnh nhân.

(C) Rối loạn thông khí hạn chế (ví dụ: bệnh phổi kẽ, gù vẹo cột sống). Đường biểu diễn bị thu hẹp do thể tích phổi giảm. Lưu lượng thở lớn hơn bình thường với thể tích phổi tương đương vì độ co giãn của phổi tăng lên giữ cho đường thở mở.

(D) Sự tắc nghẽn cố định của đường thở trên (ví dụ: hẹp khí quản, bướu cổ). Phần trên và phân dưới của các đường biểu diễn có dạng phẳng hơn khiến cho đường biểu diễn có dạng gần như một hình chữ nhật. Tắc nghẽn cố định hạn chế lưu lượng thở khiến cho chúng bằng nhau cả trong hít vào và thở ra, MEF = MIF.

(E) Tắc nghẽn do các yếu tố ngoài lồng ngực (ví dụ: liệt dây thanh một bên, rối loạn chức năng dây thanh). Khi một dây thanh bị liệt, nó di chuyển thụ động với các áp lực trên thanh môn. Khi hít vào gắng sức, nó bị kéo vào phía trong, dẫn tới một đoạn lưu lượng hít vào bị giảm. Khi thở ra gắng sưc, dây thanh bị đẩy sang một bên, và dòng thở ra không bị suy giảm. Vì vậy, MIF 50% FVC < MEF 50% FVC.

(F) Tắc nghẽn do các yếu tố trong lồng ngực (ví dụ, nhuyễn sụn khí quản). Trong khí hít vào gắng sức, áp lực âm của khoang màng phổi giữ cho khí quản mở. Trong quá trình thở ra gắng sức, việc nhuyễn sụn khí quản này dẫn đến khí quản bị hẹp lại và lưu lượng thở bị giảm. Luồng khí thở được duy trì một thời gian ngắn trước khi đường thở bị hẹp lại.

Biểu đồ lưu lượng - thể tích. Biểu đồ lưu lượng - thể tích.

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận