Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản

Trước tiên mình xin cám ơn một người bạn (tên T) trong list bạn goodreads đã giúp mình đến với cuốn sách đặc biệt này. Một cuốn thực sự rất rất hay và bổ ích với ích trong giai đoạn này. Mình sẽ viết đôi điều cảm nhận của bản thân cũng những điều mình học được từ cuốn sách này.

Bìa sách có màu xanh hết sức dịu mắt mà không kém phần nổi bật. Phông chữ làm người đọc cảm thấy dễ chịu, trang sách vừa đủ dài để không gây cảm giác quá nhiều chữ.

Mình biết đến Chi Nguyễn là một blogger có một blog tên Th

Trước tiên mình xin cám ơn một người bạn (tên T) trong list bạn goodreads đã giúp mình đến với cuốn sách đặc biệt này. Một cuốn thực sự rất rất hay và bổ ích với ích trong giai đoạn này. Mình sẽ viết đôi điều cảm nhận của bản thân cũng những điều mình học được từ cuốn sách này.

Bìa sách có màu xanh hết sức dịu mắt mà không kém phần nổi bật. Phông chữ làm người đọc cảm thấy dễ chịu, trang sách vừa đủ dài để không gây cảm giác quá nhiều chữ.

Mình biết đến Chi Nguyễn là một blogger có một blog tên The Present. Khi đọc cuốn sách mình mới biết tại blog của Chi Nguyễn lại có cái tên đó: luôn sống trong hiện tại. “Nếu bạn thấy buồn khổ, bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn thấy lo lắng, bạn đang sống trong tương lai, nếu bạn thấy bình an, bạn đang sống trong hiện tại”.

Sống tối giản không đồng nghĩa với sự nhàm chán, nó còn đánh thức khả năng tư duy sáng tạo, khả năng thẩm mĩ, và niềm vui khi được sửa soạn cho cuộc sống. Bạn sẽ trở thành người tiêu dùng thông thái, giành quyền quyết định những gì mình mua thay vì để các nhãn hàng giật dây hành vi của mình. Không hề nhàm chán khi sống tối giản mà ngược lại có thêm nhiều năng lượng để làm việc khác.

Kỉ niệm là ở trong tâm hồn, không nhất thiết phải vay mượn để nhớ lại, hơn nữa khi những đồ vật cũ ra đi, ta sẽ mở lòng hơn để đón lấy những trải nghiệm mới,

Sống tối giản đồng nghĩa với việc có ít đồ đạc hơn, vì vậy ta sẽ cố gắng tận dụng đồ đạc với tất cả công năng của nó, đó chính là tối ưu hóa cuộc sống.

Sống tối giản cũng có mặt hạn chế là khi con người muốn giải tỏa căng thẳng, họ không còn đến khu mua sắm để tạm quên đi. Tuy nhiên chính vì như vậy, nó bắt ta phải tìm ra giải pháp bền vững hơn để giải tỏa tâm lí. Thay vì đi mua sắm, chúng ta buộc phải ngồi lại ngẫm nghĩ một chút về nguyên nhân, đối mặt với vấn đề, nói chuyện thẳng thắn với ngươi làm mình tổn thương.

Khi mua có suy nghĩ bạn sẽ yêu thương và gìn giữ hơn.

Không ai trong chúng ta có quyền ép người khác thay đổi lối sống của họ. Tối giản hay không tối giản là nhận thức và lựa chọn của riêng mỗi người, không có lí do gì để áp đặt lên người khác. Do vậy hãy giới thiệu cuốn sách này cho người khác nếu bạn thấy khó khăn trong việc giải thích với họ về lối sống tối giản.

Sống tối giản chắc chắn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh và bạn phải làm gì? Bạn cần lên một chu trình những việc cần và muốn làm để lấp đầy nếu không muốn sa đà vào những thú vui vô bổ. Một chu trình sẽ giúp bạn biết được giờ đó mình sẽ làm gì và không tốn năng lượng và thời gian cho việc đưa ra quyết định sẽ làm gì. Tuy nhiên sẽ có lúc cần thay đổi chu trình để đáp ứng với thói quen và hoàn cảnh mới.

Đối với những quyết định lớn trong cuộc đời rất khó để đưa ra quyết định, nhưng suy nghĩ nhiều đến hậu quả sẽ làm rối bản chất của lựa chọn. Lúc này có 3 cách:
+ Cách 1: Tìm về bản chất của lựa chọn, lựa chọn này dc gì và mất gì.
+ Cách 2: Hỏi ý kiến của người có kinh nghiệm
+ Cách 3: Trực cảm. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó đưa ra quyết định, hãy sử dụng trực cảm của mình. Nếu bạn không thích đến mức nói :”Có quá đi chứ” thì hãy nói không. Dưới lăng kính của chủ nghĩa tối giản, nói không với những gì không quan trọng chính là nói ” CÓ QUÁ ĐI CHỨ” đối với những cơ hội lớn một cách mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn.

Hãy sử dụng nguyên tắc 80/20. Thường xuyên hỏi:” 20% công việc nào trong số này sẽ đem lại 80% thành quả. 20% những người mình quen đem lại 80% hạnh phúc cho mình, bớt đi thời gian chiều lòng đón ý những người thực sự không quan tâm đến mình. Khi ở bên những người mình quan tâm, dù chỉ 20% thời gian một ngày nhưng cố gắng dành đến 80% sự tập trung về họ.

Có ba lí do các gia đình vẫn giữ lại đồ thừa: Chúng có giá trị kỉ niệm, còn giá trị nhưng không phù hợp nữa, khuất mắt nên không biết là mình có.

Mình đặc biệt rất thích chương 4. Chi Nguyễn về về câu chuyện của người ông đã dạy cho chị sống cho hiện tại là thế nào. Đó là lần đầu tiên chị học được cách đưa bản thân quay trở lại với thực tại, tập trung toàn bộ năng lượng và sự chú ý đến những người thân yêu khi còn thời gian bên họ.

Chủ nghĩa tối giản không phải là đích đến của nó mà là hành trình trải nghiệm lối sống này. Thay vì lúc nào cũng hối hả bước về tương lại, hay trì hoãn, đắm chìm trong quá khứ, bạn sẽ có những khoảnh khắc chững lại và tự hỏi: Hiện tại của mình đang thế nào? Mình có yêu cuộc sống mình đang có hay không? Và khi bắt đầu tự đặt câu hỏi, bạn sẽ cảm nhận nhiều hơn, hiểu rõ hơn và trân trọng những gì mình đang trải qua.

Sống cho tương lai cướp đi rất nhiều niềm vui và sự hưởng thụ cuộc sống ở hiện tại.

…more

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận