Hà Nội: Mạng quần áo – nghề gia truyền ngõ Thanh Miến

Ha Noi: Mang quan ao - nghe gia truyen ngo Thanh Mien hinh anh 1

Bà Hồng với cửa hàng mạng quần áo của mình. (Nguồn: Đẹp/Vietnam+)

Nghề mạng, sang sợi quần áo từ lâu đã là “món đặc sản” để nhớ đến ngõ Thanh Miến ở đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

8 giờ sáng cửa hàng của bà Nguyễn Thị Hồng đã lác đác khách đến sửa và nhận quần áo. Bà gắn bó với cửa hàng này đã hơn ba chục năm nay kể từ khi về làm dâu trong gia đình.

Bà Hồng học được nghề từ mẹ chồng là cụ Tạ Huê Diệp năm nay đã 93 tuổi, một phụ nữ Hà Nội gốc nổi tiếng khéo tay. Đến nay cụ chỉ truyền dạy cho con dâu và con trai trong gia đình.

Đồ làm nghề không quá cầu kỳ, chỉ một hộp kim đủ kích cỡ, chỉ và kim đan len là đủ để mở cửa hàng hay một gánh hàng rong nhỏ. Hiện tại,

Công việc của người làm nghề này khá đa dạng, từ co lại những chiếc áo len mặc lâu bị dão đến mạng lại quần áo thủng, rách hay cháy. Bà Hồng kể, thời còn khó khăn, quần áo rách chủ yếu mọi người tự vá, chỉ có quần áo quý lắm mới mang ra cửa hàng. Những năm gần đây, cửa hàng đông khách hơn vì nhiều người dùng hàng hiệu, quần áo đắt tiền.

Công việc này không chỉ để kiếm tiền mà còn đem lại niềm vui cho bà Hồng khi khách hàng mang tới một món quà, kỷ vật không nỡ rời xa nhờ bà sửa lại dù có thể dễ dàng mua được.

Để mạng lại một chiếc áo khoác cũ, bà Hồng phải rút chỉ từ mặt trong của gấu áo, túi áo nối lại, dùng chính chỉ ấy để mạng. Phải đưa chỉ thật đều mới không lộ rõ khi nhìn ngoài sáng. Mỗi vết mạng giá 20 đến 30 ngàn đồng, có những bộ áo vest phải sửa mất vài ngày tiền công lên tới hàng trăm nghìn.

Trong trí nhớ của bà Hồng, hơn chục năm trước, ngoài ngõ Thanh Miến, một số cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hàng Hòm cũng nhận vá, mạng, sang sợi quần áo nhưng đến nay thì hầu hết đã chuyển nghề. Bởi công việc này không phải ai cũng làm được, đòi hỏi sự kì công, tỉ mỉ và không thu được nhiều tiền. Người thợ càng làm lâu năm, tay nghề càng cao, có thể sửa áo quần mà không thấy chỗ vá, chỗ mạng.

Để giữ nghề, chưa bao giờ gia đình bà Hồng nhận người học việc mà chỉ muốn dạy lại cho con cháu. Các con bà Hồng đều đã có công việc ổn định, nhưng bà và hai em dâu đều truyền nghề mỗi ngày một chút cho con cháu. Bởi muốn thành người thợ thạo việc phải học liên tục trong vài năm.

Bà Hồng chỉ có mong muốn, khi con dâu về nghỉ có thể tiếp quản cửa hàng nhỏ này vừa kiếm thêm thu nhập vừa giữ lại nếp nghề đã gắn bó với gia đình bao lâu nay./.

(Đẹp/Vietnam+)

Nghề mạng, sang sợi quần áo từ lâu đã là “món đặc sản” để nhớ đến ngõ Thanh Miến ở đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội.8 giờ sáng cửa hàng của bà Nguyễn Thị Hồng đã lác đác khách đến sửa và nhận quần áo. Bà gắn bó với cửa hàng này đã hơn ba chục năm nay kể từ khi về làm dâu trong gia đình.Bà Hồng học được nghề từ mẹ chồng là cụ Tạ Huê Diệp năm nay đã 93 tuổi, một phụ nữ Hà Nội gốc nổi tiếng khéo tay. Đến nay cụ chỉ truyền dạy cho con dâu và con trai trong gia đình.Đồ làm nghề không quá cầu kỳ, chỉ một hộp kim đủ kích cỡ, chỉ và kim đan len là đủ để mở cửa hàng hay một gánh hàng rong nhỏ. Hiện tại, ngõ Thanh Miến có ba cửa hiệu chuyên sang sợi mạng quần áo đều là con dâu của cụ Diệp. Sau cụ Diệp, bà Hồng là người làm nghề lâu nhất.Công việc của người làm nghề này khá đa dạng, từ co lại những chiếc áo len mặc lâu bị dão đến mạng lại quần áo thủng, rách hay cháy. Bà Hồng kể, thời còn khó khăn, quần áo rách chủ yếu mọi người tự vá, chỉ có quần áo quý lắm mới mang ra cửa hàng. Những năm gần đây, cửa hàng đông khách hơn vì nhiều người dùng hàng hiệu, quần áo đắt tiền.Công việc này không chỉ để kiếm tiền mà còn đem lại niềm vui cho bà Hồng khi khách hàng mang tới một món quà, kỷ vật không nỡ rời xa nhờ bà sửa lại dù có thể dễ dàng mua được.Để mạng lại một chiếc áo khoác cũ, bà Hồng phải rút chỉ từ mặt trong của gấu áo, túi áo nối lại, dùng chính chỉ ấy để mạng. Phải đưa chỉ thật đều mới không lộ rõ khi nhìn ngoài sáng. Mỗi vết mạng giá 20 đến 30 ngàn đồng, có những bộ áo vest phải sửa mất vài ngày tiền công lên tới hàng trăm nghìn.Trong trí nhớ của bà Hồng, hơn chục năm trước, ngoài ngõ Thanh Miến, một số cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hàng Hòm cũng nhận vá, mạng, sang sợi quần áo nhưng đến nay thì hầu hết đã chuyển nghề. Bởi công việc này không phải ai cũng làm được, đòi hỏi sự kì công, tỉ mỉ và không thu được nhiều tiền. Người thợ càng làm lâu năm, tay nghề càng cao, có thể sửa áo quần mà không thấy chỗ vá, chỗ mạng.Để giữ nghề, chưa bao giờ gia đình bà Hồng nhận người học việc mà chỉ muốn dạy lại cho con cháu. Các con bà Hồng đều đã có công việc ổn định, nhưng bà và hai em dâu đều truyền nghề mỗi ngày một chút cho con cháu. Bởi muốn thành người thợ thạo việc phải học liên tục trong vài năm.Bà Hồng chỉ có mong muốn, khi con dâu về nghỉ có thể tiếp quản cửa hàng nhỏ này vừa kiếm thêm thu nhập vừa giữ lại nếp nghề đã gắn bó với gia đình bao lâu nay./.

Source: thoitrangviet247.com
Category: Áo

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận