Áo dài cung đình xưa

Áo dài cung đình xưa

Triển lãm “Màu vàng lồng lộng chảy tràn màu xanh” trưng bày bộ sưu tập áo dài cung đình thời Nguyễn của bà Thái Kim Lan mới đây tại Viện Goete (Hà Nội) đã giúp người xem có cơ hội hiểu thêm giá trị di sản của những bộ áo dài lễ phục trong văn hóa Việt Nam.

Bạn đang đọc: Áo dài cung đình xưa

Sinh ra và lớn lên tại Huế, năm 1965 bà Thái Kim Lan nhận được học bổng trao đổi hàn lâm của Đức thông qua Viện Văn hóa Goete. Bà sang Đức du học và trở thành giảng viên Triết học tại Đại học tổng hợp Ludwig – Maximilian rồi ở lại định cư tại thành phố Munich. Bộ sưu tập áo dài của bà Thái Kim Lan gồm y, áo của người xưa đã mặc, từ trang phục của thái hậu, vua đến các bà mệnh phụ, phu nhân dưới thời Nguyễn ở Cố đô Huế. Bộ sưu tâm chú trọng vào trang phục đời thường do những người họ hàng trong gia đình bà được triều đình ban thưởng còn lưu giữ đến ngày nay.

Trưng bày tại triển lãm, những bộ trang phục được lồng vào khung cảnh phỏng vấn với nhiều cá nhân khác nhau dưới sự thể hiện của nữ nghệ sĩ Đức Veronika Witte, qua đó tạo ra những tác động không gian về nhiều phương tiện. Người xem bước đi trên nền nhà làm từ hàng ngàn đòn gánh tre, gợi nhớ đến việc nhà nông vốn là cơ sở vật chất cho sự phát triển rực rỡ của triều đại nhà Nguyễn. Chất vải rực rỡ của những chiếc áo dài trong tác phẩm sắp đặt đa phương tiện khiến người xem có thể cảm nhận theo trí tưởng tượng của cá nhân về xã hội cũ với bằng chứng lịch sử.

Đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập áo dài này là chiếc áo Long Bào được may khoảng đầu thế kỷ 20 bằng vải gấm, tơ tằm cao cấp được thêu hình rồng năm móng, màu sắc của nền áo và các họa tiết thêu chủ yếu bằng sợ chỉ vàng nên toàn áo mang sắc vàng lộng lẫy, đúng tính cách đế vương dành cho vua và hoàng tử.
 


Không gian trưng bày triển lãm mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh”.


Bà Thái Kim Lan bên chiếc áo Long Bào của vua Khải Định.


Áo vua Khải Định, khoảng đầu thế kỷ XX. Đây là áo thường phục của vua Khải Định(1885 – 1925)
.


Họa tiết, hoa văn trên chiếc áo Long Bào của vua Khải Định.



Áo Mệnh Phụ, niên đại khoảng 1906, triều Thành Thái (1889 – 1907).
Áo được nhà vua ban cho các phu nhân của các quan trong triều được truy nhận là đức hạnh.


Áo Mệnh Phụ Công Nương, khoảng dưới triều Thành Thái (1889 – 1907)
dành cho các công chúa, quận chúa, phu nhân trong triều.


Áo dài lụa vân xanh (khoảng đầu thế kỷ XX), gọi là áo ngũ thể hay ngũ thân.


Áo Xiêm, mẫu áo đặc biệt từ thời Nguyễn Sơ (Thế kỷ XVII).


Áo rộng màu đỏ lửa lựu, Áo rộng hay còn gọi là Áo Thụng.


Áo gấm xanh rêu, khoảng đầu thế kỷ XX, loại áo được những thành viên hoàng tộc sử dụng.


Áo dài Hoàng Thái Hậu (Khoảng đầu thế kỷ XX).


Triển lãm “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.


Các bạn trẻ tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc áo dài xưa của triều Nguyễn.


Bên cạnh chiếc áo Long Bào, chiếc áo Xiêm chiếm một vị trí đặc biệt với bà Thái Kim Lan bởi đây là mẫu áo có từ thời Nguyễn sơ (TK 17) khi việc vận quần chưa được các vua Nguyễn chính thức công bố trong thời kỳ này. Điểm đặc biệt của y phục này là chiếc váy được may bằng chất liệu vải gấm the tơ tằm nền đỏ được thêu bằng tay với những họa tiết phụng hoàng bay lượn từ đỏ rực đến hồng nhạt trông rất lộng lẫy.

Triển lãm còn trừng bày chiếc áo Mệnh Phụ may kiểu áo rộng khoác với họa tiết loan phụng quây quần được dùng cho nhất phẩm phu nhân dưới thời Nguyễn. Bộ áo Mệnh Phụ là một di bảo của gia đình bà Thái Kim Lan do vua Thành Thái (1889-1907) ban tặng cho bà cô họ Thái (1872-1960) là chánh thất của Thượng thư Nguyễn Trừng (1857-1905) vì đức hạnh của bà cô này.

Chia sẻ với những người quan tâm đến văn hóa lịch sử Việt Nam qua những bộ lễ phục được bày tại triển lãm, bà Thái Kim Lan cho biết: “Khi rời Việt Nam sang Đức du học, chiếc áo dài tôi mang theo là chiếc áo tôi mặc từ thưở thiếu thời. Trong chuyến trở về Việt Nam lần thứ nhất, tôi thấy những chiếc áo dài ít được sử dụng trên đất Huế. Có được bộ sưu tập này là do công lao của mẹ tôi. Một phần những chiếc áo trong Triễn lãm lần này được mẹ tôi chuyển sang cho tôi trong khoảng nửa thập niên 70 và những chiếc áo khác được bà mang sang trong khoảng thập niên 80 khi bà sang Đức đoàn tụ với gia đình. Đối với tôi, bộ sưu tập này được xem như là vết cắt một mảng đời 100 năm áo dài Việt Nam nói chung và áo dài Huế nói riêng”.

Cũng tại khuôn khổ triển lãm, nhà sưu tầm Thái Kim Lan, nghệ sĩ Veronika Witte, chuyên gia phục dựng trang phục cung đình Việt Trịnh Bách, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã có buổi trò chuyện về vai trò, ý nghĩa của những bộ trang phục đối với lịch sử  dân tộc.

Triển lãm là sự kiện mở đầu nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao Đức và Việt Nam./.

 

Bài: Ngân Hà – Ảnh: Thông Hải

Source: https://thoitrangviet247.com
Category: Áo

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận