Áo giao lĩnh hay áo giao lãnh[1] (chữ Hán: 交領衣 / Giao lĩnh y) tức áo cổ chéo là cách gọi một trong những lối y phục lâu đời nhất trong tập quán Việt Nam.
Lịch sử
Kiểu áo này thông dụng vào thời Lý – Trần – Lê, nhưng sang đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát năm 1744 [ 2 ] thì có lệnh sửa đổi cách ăn mặc của người Đàng Trong, dùng áo cài khuy, bỏ váy mặc quần. Ở Đàng Ngoài áo cổ chéo liên tục xuất hiện cho đến khi nhà Nguyễn dẹp nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà .
Vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19 ra lệnh dân Bắc Hà cũng phải thay đổi trang phục theo giống trong Nam. Thói quen mặc áo cổ chéo trong dân gian từ đó mờ dần, chỉ còn dùng như loại áo thụng trong lúc tế lễ.[1] Nam giới bắt đầu mặc áo dài nhưng nữ lưu phía bắc sông Gianh vẫn nhất nhất theo lối cũ. Áo tứ thân được xem là cách tân của áo cổ chéo, tiếp tục tồn tại đến đầu thế kỷ 20, chỉ khác ở chỗ tay áo tứ thân hẹp, không dài và rộng như áo cổ chéo cũ. Sau, áo tứ thân sau lại nhường chỗ cho lối y phục Âu hóa của người Việt.
Mô tả
Đây là một loại áo rộng, xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay cũng may rất rộng. Thân áo dài chấm gót chân và may bằng năm – sáu tấm vải, không phân biệt giới tính. Theo thư tịch cũ minh họa thì đàn bà mặc áo phủ ngoài. Bên trong là yếm trên ngực, phía dưới bụng quấn váy tơ đen, buộc bằng thắt lưng nhuộm màu, hai đầu buông thả. Hai vạt áo để mở. Đàn ông cũng mặc áo ra ngoài quần hay khố nhưng vạt bên trái được kéo chéo qua ngực và bụng rồi buộc vào bên phải.
Đến thế kỷ 19 thì áo giao lĩnh không phải là thường phục nữa mà là lễ phục. Trong dân gian thì là áo thụng. Trong triều thì gọi là ” phổ phục ” hay ” bổ phục ” để những quan mặc ra bên ngoài cùng khi có đại tế hay vào chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm bố tử ở ngực và sống lưng để rõ phẩm ngạch. [ 3 ]
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Template : Sơ khai Template : Trang phục Template : Trang phục truyền thống cuội nguồn Template : Trang phục Nước TaThể loại : Trang phục Nước Ta