VTV3 là kênh giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), lên sóng chính thức vào ngày 31 tháng 3 năm 1996, với lực lượng sản xuất chương trình nòng cốt từ Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí. Ngoài ra, nội dung của VTV3 còn có sự đóng góp của các đơn vị sản xuất khác thuộc VTV. Hiện tại, đây là một trong các kênh truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả trên khắp cả nước và mọi lứa tuổi. Đồng thời, VTV3 còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp đặc biệt để phát sóng trên VTV1.
Cơ cấu tổ chức triển khai[sửa|sửa mã nguồn]
- Trưởng ban: Tạ Bích Loan
- Phó ban: Bùi Thu Thủy, Nguyễn Tùng Chi, Lại Bắc Hải Đăng
Trưởng Ban qua những thời kỳ[sửa|sửa mã nguồn]
Các phòng và đơn vị chức năng thường trực[sửa|sửa mã nguồn]
- Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 1 (Show game 1)
- Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 2 (Show game 2)
- Phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình 3 (Show game 3)
- Phòng Hành chính – Tổng hợp
- Phòng Quay phim và Đạo diễn
- Phòng Ý tưởng và Tổ chức sự kiện
- Đoàn Thanh niên VTV3
- Phòng sự kiện và xã hội
- Phòng sự kiện và nghệ thuật
Kênh VTV3 lần đầu tiên lên sóng vào tháng 6 năm 1994, trong thời điểm diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới 1994[cần dẫn nguồn]. Kênh được phát chung với VTV1 và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trên kênh 9 VHF tại Hà Nội, thời lượng từ 16:00 đến 17:30 với nội dung là Thể thao – Giải trí – Văn hóa tổng hợp.
10 : 00 sáng ngày 31 tháng 3 năm 1996, trên kênh 6 VHF tại TP.HN và 1 số vùng lân cận, chương trình VTV3 mở màn được phát sóng chính thức với sự Open của 2 người dẫn : Nhà báo Lại Văn Sâm và Nguyên Hạnh. Từ tháng 7 năm 1996, kênh VTV3 khởi đầu phát sóng trên vệ tinh Thaicom để phủ sóng trên toàn nước [ 1 ], phát chung với VTV1 và VTV2, với thời lượng từ 12 : 00 – 19 : 00 ( thứ 2 – thứ 6 ), và 10 : 00 – 19 : 00 ( thứ 7, chủ nhật ). VTV3 cũng là kênh tiên phong phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Nước Ta, khởi đầu từ mùa giải 1996 – 1997 .
Từ ngày 1 tháng 10 năm 1997, VTV3 có thêm chương trình phát sóng vào buổi tối, chuyển sang phát sóng trên kênh 22 UHF (analog, chỉ phát tại Hà Nội và các khu vực lân cận, và ở một số vùng khác[cần dẫn nguồn]). Thời lượng phát sóng của kênh tăng lên thành từ 12:00 – 23:00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, và từ 10:00 – 23:00 các ngày thứ 7 và Chủ nhật.
Bạn đang đọc: VTV3 – Wikipedia tiếng Việt
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1998, kênh VTV3 được tách thành kênh riêng trên vệ tinh, phủ sóng toàn nước. Đến năm 2002, kênh được phát sóng từ 06 : 00 đến 24 : 00 hàng ngày. [ 2 ] [ 3 ]Từ ngày 1 tháng 9 năm 2006, VTV3 được chính thức phát sóng liên tục với thời lượng 24/24 h hàng ngày [ 4 ], trở thành một trong những kênh truyền hình tiếp thị phát sóng 24/24 h hàng ngày tiên phong của Nước Ta .Ngày 31 tháng 3 năm 2013, kênh VTV3 thử nghiệm phát sóng chuẩn độ nét cao HD [ 5 ] ; đến ngày 1 tháng 6 cùng năm, kênh phát sóng chính thức, lấy tên là VTV3 HD, trở thành kênh truyền hình tiếp thị thứ 6 tại Nước Ta và là kênh tiên phong của Đài Truyền hình Nước Ta phát sóng theo chuẩn HD [ 6 ] . Logo kênh VTV3 HD ( 1 tháng 6, 2013 – 1 tháng 1, 2020 ; 8 tháng 1, 2020 – nay )
Ngày 1 tháng 10 năm 2013, VTV tách phòng Thể thao ra khỏi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế, thành lập Ban Sản xuất các Chương trình Thể thao (cùng với phòng Thể thao của Ban Thời sự), nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.[7] Đến ngày 7 tháng 9 năm 2014, Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí. Tuy nhiên, hình hiệu và tên gốc của kênh là Kênh Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế vẫn được sử dụng đến hết năm 2014. Đến tháng 10 năm 2015, hầu hết các chương trình thể thao trên VTV3 được chuyển sang kênh VTV6, trừ bản tin Nhịp đập 360 độ thể thao tiếp tục phát sóng trên kênh đến cuối năm 2019 (trên VTV3, năm 2020 phát sóng trên VTV6, từ năm 2021 là bản tin Nhịp đập Thể thao). Đồng thời trong năm 2015, VTV3 được phát sóng với chuẩn âm thanh Dolby Digital Plus trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 cùng với VTV1 và VTV6.
Từ ngày 16 tháng 9 năm năm nay, kênh VTV3 chính thức phát sóng HD toàn thời hạn ( Full HD 1080 i ), thay cho việc phát sóng HD bán thời hạn ( tín hiệu hầu hết là 576 i, chỉ phát chuẩn 1080 i với 1 số ít chương trình, sự kiện trực tiếp ) .Từ ngày 19 tháng 3 đến hết 30 tháng 4 năm 2020, do nhu yếu chỉ huy công tác làm việc phòng chống dịch COVID-19, kênh VTV3 rút ngắn thời hạn phát sóng xuống còn 19/24 h hàng ngày ( 05 : 00 – 24 : 00 hàng ngày ). Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, kênh VTV3 phát sóng trở lại 24/24 h hàng ngày .
Thời lượng phát sóng[sửa|sửa mã nguồn]
- 31 tháng 3, 1996 – 30 tháng 9, 1997 (trên kênh 6 VHF tại Hà Nội và trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc): 12:00 – 19:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 19:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
- 1 tháng 10, 1997 – 30 tháng 3, 1998:
- Trên kênh 22 UHF (tại Hà Nội và khu vực Đồng bằng Sông Hồng, và một số khu vực khác.[cần dẫn nguồn].): 12:00 – 23:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 23:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
- Trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc: 12:00 – 19:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 19:00 (Thứ 7 & Chủ nhật)
- 31 tháng 3, 1998 – 31 tháng 12, 2001[3]: 12:00 – 24:00 (Thứ 2 – Thứ 6), 10:00 – 24:00 (Thứ 7 & Chủ nhật).
- 1 tháng 1, 2002[2] – 31 tháng 8, 2006: 06:00 – 24:00.
- 1 tháng 9, 2006[4] – 18 tháng 3, 2020 và 1 tháng 5, 2020 – nay: 24/24h hàng ngày.
- 19 tháng 3, 2020 – 30 tháng 4, 2020: 05:00 – 24:00.
Ngay từ khi lên sóng, VTV3 đã là nơi mở đường cho các chương trình giải trí, phim truyện có bản quyền, các chương trình thể thao,… phát sóng trên kênh này. Do thời kỳ đầu còn thiếu chương trình, các “chương trình khai thác” được đội ngũ biên tập của VTV3 khai thác, mua bản quyền từ khu vực phía Nam. Các gameshow như Trò chơi liên tỉnh, SV 96, 7 sắc cầu vồng,… hay những bộ phim đặc sắc, các nội dung thể thao,…. đều mang lại nguồn quảng cáo rất lớn trên kênh. Từ đó, quảng cáo dần được xem là nguồn thu chính của VTV, dẫn đến sự ra đời của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd).
Từ khi bắt đầu phát sóng với thời lượng 18 giờ/ngày, VTV3 bắt đầu nâng cấp nội dung chương trình, thay đổi một số khung giờ, tăng thêm khung phim truyện, mua bản quyền,…và đặc biệt xuất hiện hàng loạt gameshow mới (nhất là sáng thứ Bảy, từ giữa năm 2004), thu hút một lượng khán giả lớn như Vui khỏe có ích, Hãy chọn giá đúng, Sóng nước phương Nam,… song song với các chương trình gây tiếng vang trước đó: Chiếc nón kỳ diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Trò chơi âm nhạc, Hành trình văn hóa… .Đặc biệt, vào đầu năm 2005, VTV3 đã mở thêm khung 20:00 thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư để phát sóng chương trình giải trí; khung phim truyện lúc 18:00 mỗi ngày từ cuối năm 2005 bắt đầu xuất hiện nhiều hơn phim châu Á; từ đầu năm 2006 các gameshow, chương trình giải trí có thêm khung 21:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Một số chương trình ca nhạc trực tiếp tối cuối tuần được mở rộng hơn, đặc biệt với sự xuất hiện của Bài hát Việt và sự cải tiến của Sao mai điểm hẹn, Con đường âm nhạc, …
Không chỉ gameshow, truyền hình thực tế, VTV3 còn sản xuất, hợp tác và thực hiện nhiều chương trình lớn và đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng, như việc sản xuất tín hiệu, phát sóng các môn thi đấu trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 mà Việt Nam là chủ nhà. Ngoài ra, bộ phận VTV3 còn tác nghiệp, đưa tin ở các giải đấu lớn (do phòng Thể thao thực hiện), thực hiện sản xuất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cùng Báo Tiền Phong, các chương trình đặc biệt như Cầu truyền hình Việt – Lào (2002), Huyền thoại đường Trường Sơn (2004) và các chương trình đặc biệt phối hợp cùng các đơn vị trong nước.
Từ năm 2008, VTV3 bắt đầu thay đổi diện mạo, chú trọng nâng cao chất lượng chương trình, đặc biệt xuất hiện nhiều gameshow mới lạ, nâng giờ phát phim truyện Việt Nam dài tập (điển hình là Cô gái xấu xí và Những người độc thân vui vẻ đã mở màn cho khung giờ vàng phim truyện Việt Nam vào lúc 21:00 (nay là 21:30)). Khi HTV cùng thời điểm đang trên đà đi xuống do những vấn đề về giấy phép, thanh tra, một số công ty sản xuất chương trình có xu hướng chuyển sang hợp tác với VTV, do đó trên VTV3 đã xuất hiện thêm nhiều chương trình mới lạ, đặc biệt các chương trình truyền hình thực tế thu hút hàng triệu người xem, chương trình có sự đầu tư và chuẩn bị mạnh mẽ như Bước nhảy hoàn vũ, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Cặp đôi hoàn hảo, Người mẫu Việt Nam,… đã tạo nên làn gió mới cho kênh, dù những chương trình này xuất hiện không ít tai tiếng.
Năm 2012, VTV3 tiếp tục cải thiện nội dung, thay đổi khung giờ, xuất hiện nhiều chương trình mới theo mọi hướng, điển hình là chương trình Cà phê sáng, Cà phê sáng cuối tuần và các cuộc thi, truyền hình thực tế lớn phát sóng cuối tuần. Từ năm 2014, các chương trình liên kết và chương trình thực tế hài và giải trí format lạ bắt đầu len lỏi trên sóng VTV3, tạo nên làn sóng mới với khán giả trong nước như Ơn giời, cậu đây rồi, Thần tượng Bolero, Đừng để tiền rơi… , đồng thời kênh VTV3 còn quy hoạch lại các khung giờ buổi tối cuối tuần để tạo điều kiện cho các chương trình mới xuất hiện.
Giai đoạn từ cuối 2018 trở đi, các chương trình truyền hình thực tế, các cuộc thi, chương trình hài, cùng các gameshow kiến thức (quiz show) hay các chương trình với kịch bản mới lạ như Tường lửa, Không thỏa hiệp, Sàn chiến giọng hát, Quả cầu bí ẩn, 5 vòng vàng kỳ ảo, Vượt thành chiến,… nổi lên và nhanh chóng xuất hiện trong khung giờ vàng của kênh. Tuy nhiên, các chương trình này đều do các đơn vị xã hội hóa thực hiện; ngược lại các chương trình do chính Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí thực hiện đang có dấu hiệu lép vế dần.
Về phim truyền hình trong giai đoạn từ 2017 trở đi, khung giờ phim Việt dài tập buổi tối bắt đầu được cải tiến hơn, thu hút sự quan tâm của khán giả, xen kẽ với khung phim truyện của xã hội hóa (thứ 2, thứ 3 trước đây), cùng với sưn thể hiện về mặt năng lực tự chủ sản xuất của Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) qua loạt bộ phim đình đám như Tình yêu và tham vọng, Tuổi thanh xuân, Người phán xử, Quỳnh búp bê, Mê cung, Hướng dương ngược nắng, Mùa hoa tìm lại, 11 tháng 5 ngày… . Cũng từ năm 2017, phim truyện sitcom trở nên phổ biến trên sóng VTV3, được phát sóng vào khung giờ buổi tối như Gia đình vui nhộn, Xin chào hạnh phúc, Mối tình đầu của tôi… đạt được sự quan tâm của khán giả.
Về thể thao, VTV3 là kênh đầu tiên của VTV tường thuật trực tiếp một số sự kiện thể thao trong nước và thế giới quan trọng như World Cup, Euro, V.League, VTV Cup, Champions League, SEA Games, Ngoại hạng Anh, các trận đấu của Đội tuyển Việt Nam và một số sự kiện thể thao khác cũng như một số chương trình đồng hành do Ban Sản xuất các Chương trình Thể thao thực hiện. Trước đây, khi VTV có được bản quyền nhiều giải đấu thể thao, kênh VTV3 thường xuyên được huy động để tường thuật trực tiếp các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế vào mỗi cuối tuần, cùng với VTV2 và VTV6. Từ tháng 10 năm 2015, với định hướng trở thành kênh giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, một số chương trình thể thao trên VTV3 đã chuyển sang VTV6. Mặc dù thể thao không còn là nội dung trọng tâm của VTV3 nhưng hiện tại kênh vẫn đang phát sóng một số chương trình liên quan đến thể thao như bản tin Nhịp đập thể thao (cùng với VTV6), và Ký ức thể thao.
Ảnh hưởng và tiếp đón[sửa|sửa mã nguồn]
VTV3 là một trong những kênh có tỷ suất người xem cao nhất, và cũng là kênh có nhiều chương trình giải trí, gameshow nhất của Đài Truyền hình Việt Nam. Nhiều chương trình của kênh này đã trở thành thương hiệu như SV96, Hành trình văn hoá, Vườn cổ tích, Ở nhà chủ nhật, Trò chơi âm nhạc, Hãy chọn giá đúng, Chiếc nón kỳ diệu, VTV – Bài hát tôi yêu, Ai là triệu phú,… Nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Cẩm Ly, Đan Trường cũng bắt đầu nổi tiếng từ VTV – Bài hát tôi yêu được phát sóng và truyền hình trực tiếp trên kênh này.
Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]
Source: thoitrangviet247.com
Category: Áo