Cách khác phục áo đen bạc màu

Cùng viết bởi Rani Gorgis

Nội dung chính

  • Các bước
  • Phương pháp 1 của 3:Khôi phục màu bằng thuốc nhuộm
  • Phương pháp 2 của 3:Khôi phục màu bằng cà phê
  • Phương pháp 3 của 3:Ngăn ngừa bạc màu quần áo

Tham khảo X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Rani Gorgis. Rani Gorgis là chuyên gia về giặt là và vệ sinh, chủ sở hữu của công ty Park Blvd Laundry & Dry Cleaners tại San Diego, California. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giặt là và vệ sinh, Rani chuyên về giặt khô, giặt áo sơ mi và bảo dưỡng quần áo bị hư hỏng do khói thuốc. Anh có bằng cử nhân kế toán và chứng chỉ CPA.

Bài viết này đã được xem 82.389 lần.

Hầu hết quần áo màu đen sau cuối sẽ bạc mầu sau nhiều lần giặt sấy, khiến tủ đổ nhà bạn đầy quần áo màu xám xỉn. Thay vì mua đồ mới thay cho quần áo bạc mầu, bạn hoàn toàn có thể thử dùng những tuyệt kỹ Phục hồi màu quần áo tại nhà .

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Khôi phục màu bằng thuốc nhuộm

1Xác định xem vải quần áo có nhận thuốc nhuộm không. Màu nhuộm vải có hiệu quả nhất đối với các loại vải tự nhiên như cotton, vải lanh và lụa. Các loại vải tổng hợp như nilông và thun Rayon cũng nhuộm màu được. Có một số loại vải không nhận thuốc nhuộm như vải 100% polyester và vải Spandex. Tránh nhuộm màu các loại vải này.

  • Khuyến nghị: Không nên nhuộm màu quần áo được dán nhãn chỉ giặt khô.
  • Chất liệu vải khác nhau sẽ có khả năng ngấm thuốc nhuộm khác nhau và kết quả cũng không giống nhau. Nếu chưa chắc chắn khi nhuộm một bộ quần áo nào đó, bạn nên thử trước.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

2Chuẩn bị khu vực nhuộm màu. Phủ nilông hoặc giấy báo lên toàn bộ khu vực nhuộm màu trước khi bắt đầu. Đảm bảo chuẩn bị sẵn miếng bọt biển và khăn giấy để lau nếu màu nhuộm rớt ra ngoài. Dùng xô nhựa, xô inox hoặc chậu inox để pha thuốc nhuộm.

  • Không dùng bồn tắm làm từ sứ hoặc sợi thủy tinh trong quá trình nhuộm vì các vật liệu này sẽ bị ố bẩn.
  • Cần mang găng tay cao su trong suốt quá trình nhuộm và giặt.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Đổ nước thật nóng vào xô hoặc chậu inox.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn  Nước càng nóng thì màu nhuộm càng đậm. Nước nóng đạt 60 độ C là nhiệt độ tối đa có thể sử dụng và tạo ra màu đen đậm nhất. Lượng nước nóng phải đủ ngập quần áo.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu muốn màu đen đậm nhất nhưng nước máy không đủ nóng, bạn có thể dùng bếp lửa, ấm điện hoặc lò vi sóng để đun nóng nước.

4Hòa tan bột màu nhuộm vào nước thật nóng trong vật đựng riêng. Đảm bảo hòa tan hoàn toàn và dùng đũa hoặc dụng cụ cầm tay khác mà bạn không ngại làm bẩn để khuấy hỗn hợp cho đến khi màu nhuộm quyện đều. Nếu dùng thuốc nhuộm dạng lỏng, bạn chỉ cần lắc đều trước khi đổ vào xô.

  • Kiểm tra bao bì thuốc nhuộm để đảm bảo dùng đủ thuốc nhuộm cho lượng quần áo cần nhuộm. Lượng thuốc nhuộm cần dùng sẽ khác nhau tùy từng sản phẩm nên bạn cần tham khảo bao bì và đong đúng lượng.

5Đổ hỗn hợp vào bồn nhuộm (xô hoặc chậu). Đảm bảo hỗn hợp tan đều vào nước nóng. Lượng nước phải đủ để bạn có thể dễ dàng đảo đều quần áo trong bồn nhuộm. Như vậy quần áo sẽ được nhuộm đều.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Thêm 1 thìa nước xà phòng giặt vào bồn nhuộm. Bước này kích thích quá trình ngấm thuốc nhuộm. Đảm bảo hòa xà phòng giặt vào bồn nhuộm cho đến khi tan đều.
  • Khi nhuộm vải cotton, vải Rayon, Ramie hoặc vải lanh, nên thêm 1 cốc muối ăn vào bồn nhuộm. Cách này giúp tăng độ đậm của màu đen.
  • Khi nhuộm vải nilông, lụa hoặc len, nên thêm 1 thìa giấm trắng vào bồn nhuộm để tăng độ đậm của màu đen.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

6Ngâm quần áo trong bồn nhuộm. Ngâm càng lâu thì màu quần áo càng đen. Quần áo cần được ngâm trong bồn tối đa 1 tiếng. Bạn cần liên tục đảo và khuấy quần áo trong quá trình ngâm.

  • Giữ nhiệt độ nước nóng liên tục nếu có thể. Nên dùng bếp lửa, lò vi sóng hoặc ấm điện bên cạnh để đun nóng nước và rót thêm vào bồn nhuộm.
  • Một lựa chọn khác là dùng nồi inox lớn để nấu nước pha thuốc nhuộm và giữ cho nồi nước nóng liên tục trên bếp lửa [7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu bạn ngâm quần áo trong nước nóng (không thuốc nhuộm) vài phút trước khi cho vào bồn nhuộm, quần áo sẽ phẳng ra và ngấm màu nhuộm dễ dàng hơn.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

7Lấy quần áo ra khỏi bồn rửa và xả sạch bằng nước ấm trước. Nước ấm giúp loại bỏ thuốc nhuộm trên bề mặt vải hiệu quả hơn. Sau khi xả nước ấm thì xả bằng nước lạnh. Tiếp tục xả đến khi nước chảy ra không còn màu.

  • Khi lấy ra khỏi bồn nhuộm, quần áo sẽ ướt và trông đậm màu hơn thành quả cuối cùng.
  • Lộn trái quần áo rồi cho vào máy giặt.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn  Giặt riêng với nước ấm và nước giặt dịu nhẹ. Dùng chế độ giặt nhẹ.

8Phơi khô hoặc sấy khô bằng máy. Bạn có thể dùng một trong hai cách, nhưng quần áo được phơi khô sẽ giữ được màu đen, vì vậy phơi khô là lựa chọn tốt hơn. Khi quần áo khô là có thể mặc được.

  • Trong 3 lần đầu giặt quần áo mới nhuộm, bạn nên giặt riêng bằng nước lạnh và chế độ giặt nhẹ cùng với nước giặt dịu nhẹ, không tẩy trắng.
  • Sau đó, bạn có thể giặt quần áo nhuộm với các bộ quần áo khác cùng màu chưa nhuộm, nhưng cần đảm bảo luôn giặt bằng nước lạnh và dùng nước giặt dịu nhẹ.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Phương pháp 2 của 3:Khôi phục màu bằng cà phê

1Cho quần áo vào máy giặt. Nếu nhuộm màu nhiều bộ quần áo, bạn cần đảm bảo chúng có cùng màu sắc. Bắt đầu bằng chế độ giặt bình thường với nước lạnh.

  • Phương pháp này hiệu quả nhất đối với quần áo vải cotton, ví dụ như áo thun đen bạc màu. Đối với các loại vải khác thì hiệu quả không cao bằng.
  • Nếu muốn khôi phục màu quần áo thành màu đen thật đậm thì cà phê ít hiệu quả hơn so với thuốc nhuộm vải màu đen. Cà phê sẽ chỉ mang lại màu đen tự nhiên hơn.

2Pha một ấm cà phê đen thật đậm. Cà phê càng đậm thì màu đen càng đậm nên bạn cần lưu ý khi pha cà phê. Cần dùng 2 cốc cà phê, do đó bạn có thể dùng máy pha cà phê cỡ lớn, không dùng máy pha từng cốc hay máy cỡ nhỏ.

  • Nếu thích, bạn có thể dùng 2 tách trà đen thay cho cà phê mà vẫn mang lại hiệu quả tương tự.
  • Cách pha thế nào không quan trọng, miễn là cà phê tươi và đậm màu. Nếu thích uống cà phê hòa tan, bạn có thể thoải mái dùng loại này. Không bắt buộc phải pha cà phê bằng máy.

3Đổ 2 cốc cà phê mới pha vào máy giặt khi chu kỳ giặt bắt đầu.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn  Đóng nắp máy giặt và để cho cà phê cùng máy giặt thực hiện công việc. Chờ chu kỳ giặt kết thúc như bình thường.

  • Nếu từng dùng thuốc nhuộm vải bán sẵn để nhuộm quần áo, bạn sẽ thấy phương pháp này có mùi thơm hơn rất nhiều trong và sau quá trình nhuộm.
  • Phương pháp dùng cà phê cũng không độc hại và bạn không phải lo cà phê gây ố màu lồng máy giặt.

4Phơi khô quần áo. Quần áo sấy bằng máy có thể bị bạc màu, vì vậy bạn luôn nên phơi khô quần áo đen sau khi giặt bằng máy để giữ được màu. Quần áo khô là có thể mặc được ngay.

Phương pháp 3 của 3:Ngăn ngừa bạc màu quần áo

1Chỉ giặt quần áo đen khi cần. Quần áo sẽ bạc màu đi một chút sau mỗi lần giặt, do đó bạn giặt càng ít thì càng tốt. Điều này đặc biệt đúng đối với chất liệu vải bò dễ bạc màu nhất.

  • Để hạn chế giặt quần áo màu, bạn nên cởi quần áo ra và để khô tự nhiên sau khi mặc thay vì đem giặt. Treo quần áo lên móc rồi phơi riêng khoảng 1 ngày trước khi cho vào tủ đồ.
  • Sau khi mặc quần áo và để khô tự nhiên 2-3 lần thì bạn có thể đem giặt.

2Phân loại quần áo theo màu và trọng lượng trước khi giặt. Luôn giặt quần áo màu đen với nhau, nếu không màu sẽ loang ra và làm ố bẩn quần áo sáng màu được giặt chung. Ngoài ra, bạn cũng nên phân loại quần áo theo chất liệu vải và trọng lượng.

  • Nếu được giặt chung với loại làm từ chất liệu vải dày, quần áo mỏng có thể bị hư hại, còn quần áo dày sẽ không đủ sạch.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy Consumer Reports Đi tới nguồn

3Giặt tay đối với quần áo mỏng và chất liệu vải dễ bị hư hại. Chuyển động xoáy của máy giặt là quá mạnh đối với quần áo mỏng. Nên giặt tay các bộ quần áo mỏng với nước lạnh để giữ màu và ngăn ngừa quần áo bị hư hại.

  • Nếu thực sự muốn tránh giặt quần áo bằng tay, tốt hơn hết bạn nên dùng túi lưới nhỏ để đựng quần áo mỏng. Cho quần áo mỏng vào túi lưới trước khi cho vào máy giặt. Cách này giúp giảm hư hại cho quần áo mỏng.
  • Nếu không biết chắc chắn cách giặt bộ quần áo nào đó, bạn nên đem giặt khô.

4Lộn trái quần áo màu đen trước khi giặt. Cách này bảo vệ quần áo màu đen bằng cách chống lại chuyển động xoáy của máy giặt. Chu kỳ giặt gây hại cho các sợi vải của quần áo đen, phá vỡ sợi vải và khiến chúng bạc màu.

5Giặt quần áo bằng nước lạnh với chế độ giặt nhẹ. Quần áo màu đen có thể bị bạc màu nếu được giặt bằng nước ấm hoặc nước nóng với các chế độ khác chế độ giặt nhẹ. Chế độ giặt nhẹ sẽ bảo vệ và giữ màu cho quần áo, còn các chế độ giặt khác là quá mạnh đối với quần áo màu đen.

  • Nếu máy giặt có chế độ giặt quần áo dính đất, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ (trừ khi quần áo thực sự bẩn). So với các chế độ khác, chế độ giặt nhẹ sẽ dịu nhẹ hơn nhiều đối với quần áo màu đen.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy Consumer Reports Đi tới nguồn

6Dùng nước xà phòng giặt công thức đặc biệt cho quần áo đen hoặc quần áo sáng màu. Tuyệt đối không dùng xà phòng giặt thông thường với thuốc tẩy hoặc sản phẩm thay thế thuốc tẩy. Nhiều công ty có sản xuất nước xà phòng giặt công thức đặc biệt dùng cho quần áo màu đen nên bạn có thể tìm mua và dùng các sản phẩm này.

  • Dùng lượng nước xà phòng tẩy trắng vừa đủ để giặt sạch quần áo. Lượng nước tẩy quá nhiều có thể khiến quần áo bạc màu.

7Phơi khô quần áo. Không sấy khô quần áo màu đen, vì máy sấy góp phần gây bạc màu thêm. Lấy quần áo ra khỏi máy giặt, giũ bớt nước rồi nhanh chóng phơi riêng trên giá cho khô.

  • Sau khi quần áo đen khô hoàn toàn, bạn có thể đem cất vào tủ đồ cùng với quần áo còn lại.

Hiển thị thêm

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận