Alice ở xứ sở thần tiên (phim 2010) – Wikipedia tiếng Việt

Alice ở xứ sở thần tiên (tựa gốc tiếng Anh: Alice in Wonderland) là một bộ phim điện ảnh kỳ ảo đen tối của Mỹ công chiếu năm 2010 do Tim Burton làm đạo diễn từ phần kịch bản do Linda Woolverton chấp bút. Phim có sự tham gia diễn xuất của Johnny Depp, Anne Hathaway, Helena Bonham Carter, Crispin Glover, Matt Lucas và Mia Wasikowska, cùng với các vai lồng tiếng do Alan Rickman, Stephen Fry, Michael Sheen và Timothy Spall thể hiện. Lấy cảm hứng từ hai cuốn tiểu thuyết kỳ ảo Alice ở xứ sở thần tiênAlice ở xứ sở trong gương của nhà văn Lewis Carroll, cũng như bộ phim hoạt hình cùng tên phát hành năm 1951, nội dung phim kể về cô thiếu nữ 19 tuổi Alice Kingsleigh – được cho là người có thể đưa Nữ hoàng Trắng trở lại ngai vàng của mình với sự giúp đỡ của Thợ làm mũ điên. Cô là người duy nhất có thể đánh bại Jabberwocky, một sinh vật hình rồng do Nữ hoàng Đỏ điều khiển dùng để khủng bố cư dân của xứ Underland. Trong tình huống này, Thợ làm mũ điên và Alice phải chiến đấu với Nữ hoàng Đỏ để bảo vệ thế giới.

Alice ở xứ sở thần tiên do hãng Walt Disney Pictures chịu trách nhiệm sản xuất và được ghi hình tại Liên hiệp Anh và Mỹ. Bộ phim công chiếu ra mắt ở Luân Đôn tại rạp Odeon Leicester Square vào ngày 25 tháng 2 năm 2010, đồng thời được công chiếu tại Liên hiệp Anh và Mỹ thông qua các định dạng Disney Digital 3D, RealD 3D và IMAX 3D cũng như tại các rạp chiếu thông thường vào ngày 5 tháng 3 năm 2010. Phim từng khởi chiếu ở Việt Nam vào ngày 12 tháng 3 năm 2010. Đây là tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao thứ hai của năm 2010.

Alice ở xứ sở thần tiên nhận được những đánh giá trái chiều ở thời điểm phát hành; mặc dù nhận lời khen cho phong cách hình ảnh, phục trang, nhạc nền và hiệu ứng kỹ xảo, phim lại bị phê bình bởi lối kể chuyện thiếu mạch lạc. Tác phẩm nhận được ba đề cử tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 68, trong đó có hạng mục Phim hài hoặc ca nhạc hay nhất. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 83, Alice ở xứ sở thần tiên đoạt các giải Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và Thiết kế phục trang đẹp nhất cũng như giành đề cử Hiệu ứng kỹ xảo đẹp nhất. Phim thu về hơn 1,025 tỷ USD tiền bán vé và trở thành phim diện ảnh ăn khách thứ 5 mọi thời đại trong thời gian chiếu rạp.[7] Alice ở xứ sở thần tiên là tác phẩm khởi xướng xu thế làm phim kỳ ảo và cổ tích người đóng (dù không phải là phim đầu tiên thuộc trào lưu này), đặc biệt là từ Walt Disney Studios.[8] Phần hậu truyện mang tên Alice ở xứ sở trong gương đã công chiếu vào ngày 27 tháng 5 năm 2016.

Năm 1871 ở Luân Đôn, bị phiền muộn bởi một giấc mơ kì lạ lặp đi lặp lại và đau buồn vì mất cha, thiếu nữ 19 tuổi Alice Kingsleigh dự một bữa tiệc trong vườn tại gia thất của Lãnh chúa Ascot. Tại đây, cô đối mặt với lời câu hôn bất ngờ từ Hamish (con trai Lãnh chúa Ascot) và những kỳ vọng ngột ngạt mà xã hội đặt vào cô. Do dự không biết làm thế nào, cô phát hiện và đuổi theo một chú thỏ thân thuộc mặc áo gi-lê và đeo đồng hồ bỏ túi, rồi bị rơi vào một hố thỏ sâu dưới gốc cây. Sau khi uống một cái chai dán nhãn ‘Drink Me’ (gọi là Pishsalver), cô bước qua cánh cửa tí hon và đặt chân đến khu rừng nằm trong xứ sở phép thuật tên là Underland, nơi cô được chào đón bởi Thỏ Trắng, Sóc Chuột, Chim cưu, những bông hoa biết nói và cặp song sinh giống hệt nhau Tweedledee và Tweedledum; họ dường như đều biết cô từ trước.

Dù Alice khăng khăng rằng tổng thể chỉ là mơ, cô biết được định mệnh của mình là phải vượt mặt Jabberwocky và chấm hết triều đại bạo chúa của Nữ hoàng Đỏ, theo như Sâu bướm Absolem tiên tri. Rồi cả nhóm bị sinh vật phàm ăn Bandersnatch và một đội kị binh của Nữ hoàng Đỏ phục kích – do Người Hầu Quân Cơ chỉ huy. Tất cả đều bị bắt ; ngoại trừ Alice kịp trốn thoát và Sóc Chuột – người tước đi một mắt của Bandersnatch. Người Hầu tâu với Nữ hoàng Đỏ rằng Alice là mối rình rập đe dọa cho ngai vàng, và y được lệnh phải truy lùng cô ngay lập tức. Trong khi đó, Alice nhận được sự nghênh tiếp từ Mèo Cheshire, và chú mèo chỉ đường cho cô đến dự tiệc trà của Thợ làm mũ điên, Thỏ Tháng Ba và Sóc Chuột. Thợ làm mũ lý giải rằng Nữ hoàng Đỏ là người chiếm lấy vùng đất Underland, đoạt ngôi từ cô em gái Nữ hoàng Trắng ; và anh gia nhập lực lượng kháng chiến sau khi Nữ hoàng Đỏ tàn phá làng và sát hại mái ấm gia đình anh. Khi đám kị binh quân cơ Open, Thợ làm mũ giúp Alice tránh bị bắt bằng cách tự giao nộp mình cho chúng. Sau đó, Alice được phát hiện bởi Chó săn của Người Hầu, mà thực ra là đồng mình của quân kháng chiến. Alice nhất quyết muốn được đưa tới thành tháp của Nữ hoàng Đỏ nhằm mục đích giải cứu Thợ làm mũ. Alice ăn Upelkuchen – một cái bánh dán nhãn ‘ Eat Me ‘ – và hóa khổng lồ, xâm nhập vào tòa thành tháp với tên tuổi cận thần tên “ Um. ”Alice biết được rằng thanh kiếm chết chóc – thứ vũ khí duy nhất hoàn toàn có thể hủy hoại Jabberwocky – bị khóa cất trong hang của Bandersnatch. Người Hầu cố tìm cách dụ dỗ “ Um ” tuy nhiên bị cô khước từ, làm cho Nữ hoàng Đỏ nổi cơn ghen đòi chặt đầu “ Um ”. Alice đoạt lấy thanh kiếm và kết bạn với Bandersnatch bằng cách trả lại mắt cho nó. Tiếp đó Bandersnatch tỏ lòng biết ơn khi để cô cưỡi trên sống lưng trốn thoát, rồi Alice tìm đến gặp Nữ hoàng Trắng giao thanh kiếm ; để đáp lại Nữ hoàng ban cho Alice một lọ thuốc đưa cô trở lại kích cỡ thông thường. Mèo Cheshire sử dụng năng lượng biến hình để cứu Thợ làm mũ điên khỏi bị hành quyết. Kế đó, Thợ làm Mũ kích động cuộc nổi dậy giữa lòng dân chúng của Nữ hoàng Đỏ. Nữ hoàng Đỏ cố tìm cách trấn áp cuộc nổi dây, tuy nhiên để cho Thợ làm mũ và nhóm của anh nhân thời cơ trốn thoát. Cuối cùng Absolem giúp Alice nhớ ra cô từng đến Underland khi còn bé ( gọi vùng đất là “ Wonderland ” ), và ở đầu cuối nhận ra Underland không phải mơ. Absolem khuyên cô nên chiến đấu với Jabberwocky, ngay trước khi ông hoàn tất biến hình thành một con nhộng .Hai Nữ hoàng tập trung chuyên sâu quân đội của mình trên một mặt trận như bàn cờ, cử Alice và Jabberwocky đứng ra quyết đấu trong một trận chiến duy nhất. Alice là đối thủ cạnh tranh của Jabberwocky, còn hai đội quân kia chạm trán nhau. Cuối cùng, Alice chặt đầu của Jabberwocky và hạ gục nó. Nhờ thắng lợi của Alice, đám kị binh quân cơ quay sống lưng chống lại Nữ hoàng Đỏ. Nhằm trừng phạt những tội ác của họ, Nữ hoàng Trắng ban lệnh trục xuất chị mình và Người Hầu đi lưu đày cùng nhau. Nữ hoàng Trắng ban cho Alice một lọ nhỏ đựng máu tím của Jabberwocky chiếm hữu năng lượng hiện thực hóa bất kể điều ước nào của cô. Cô quyết định hành động trở lại quốc tế của mình sau khi nói lời tạm biệt bạn hữu. Trở về bữa tiệc, Alice khước từ lời cầu hôn của Hamish và làm Lãnh chúa Ascot ấn tượng với sáng tạo độc đáo lập nên những con đường biển giao thương mua bán tới Hồng Kông, truyền cảm hứng cho ông nhận cô làm học việc của mình. Khi Alice chuẩn bị sẵn sàng ra khơi trên một con tàu giao thương mua bán, một chú bướm xanh đậu trên vai Alice, và cô nhận ra ngay đó là Absolem .
Helena Bonham Carter trong vai Nữ hoàng Đỏ
Marton Csokas đóng một vai khách mời, bộc lộ người cha quá cố của Alice trong cảnh khởi đầu phim, còn mẹ của Alice được diễn bởi Lindsay Duncan. Vợ chồng Ascot lần lược được thủ vai bởi Tim Pigott-Smith và Geraldine James. Eleanor Tomlinson và Eleanor Gecks là những người hóa thân vào vai hai chị em nhà Cathaway ( giống nhau hệt như cặp Tweedledum và Tweedledee ). Jemma Powell Open thoáng qua trong vai cô chị Margaret của Alice, còn người chồng không chung thủy Lowell của Margaret được thủ vai bởi John Hopkins .
Frank Welker là người phân phối hiệu ứng giọng nói – trong đó có tiếng gầm của Jabberwocky và Bandersnatch, tiếng kêu của chim Jubjub và tiếng sủa của Bayard. [ 40 ] Rickman, Windsor, Fry, Gough, Lee, Staunton và Carter mỗi người chỉ mất có một ngày để ghi phần thoại của họ. [ 40 ]

“Chúng tôi muốn một người mà…thật là khó để diễn đạt thành lời, nhưng có cái gì đó hấp dẫn ở cô ấy, một đời sống nội tâm phong phú. Cô ấy có một sức mạnh, tuy giản dị nhưng đủ làm chúng tôi thực sự thích. Không rực rỡ, không quá cầu kỳ. Đó là lý do tại sao tôi chọn cô ấy.”
[41]— Tim Burton chọn diễn viên Mia Wasikowska để thủ vai chính Alice .

Tim Burton đã ký hợp đồng với Walt Disney Pictures để đạo diễn hai bộ phim theo định dạng Disney Digital 3D, đó là Alice ở xứ sở thần tiên[42] và bản làm lại phim Frankenweenie. Burton là người phát triển cốt truyện bởi ông chưa bao giờ thấy ràng buộc về mặt tình cảm với nguyên tác sách.[43] Ông giải thích rằng “mục tiêu là cố làm ra một bộ phim hấp dẫn, nơi mà bạn thưởng thức hương vị tâm lý và nét tươi mới mà vẫn giữ được chất kinh điển của Alice.” Về những phiên bản cũ, Burton chia sẻ “Đó luôn là một cô gái lang thang gặp hết nhân vật điên rồ này sang nhân vật khùng điên khác, và tôi chưa bao giờ thấy bất kì liên hệ thật nào về mặt cảm xúc.” Mục tiêu của ông với tác phẩm mới là đưa đến truyện phim “một vài cốt truyện dựa trên cảm xúc” và “thử sức làm cho Alice thấy giống như một câu chuyện hơn thay vì theo một chuỗi các sự kiện.”[12] Burton chú trọng vào bài thơ “Jabberwocky” như một phần kết cấu phim của mình,[44] và nhắc đến sinh vật được mô tả bởi tên bài thơ thay vì cái tên “Jabberwock” sử dụng trong bài thơ. Burton còn cho biết ông không thấy phiên bản của mình giống như một phần hậu truyện của bất cứ phim Alice nào ra đời trước đó, cũng không phải là tác phẩm “tái tưởng tượng”.[43] Tuy nhiên, ý tưởng làm đoạn cao trào trong cốt truyện khi để Alice chiến đấu với nhà vô địch Jabberwocky của nữ hoàng lần đầu được dùng trong trò chơi điện tử American McGee’s Alice; còn cảnh quan, tòa tháp, vũ khí và ngoại hình của Alice trong những cảnh phim ấy cực kỳ làm người ta nhớ đến những cảnh tương tự trong game.

Alice ở xứ sở thần tiên lúc đầu được lên lịch công chiếu vào năm 2009 nhưng bị dời lịch sang ngày 5 tháng 3 năm 2010.[45] Công đoạn ghi hình chính được lên lịch vào tháng 5 năm 2008, nhưng phải đến tháng 9 mới bấm máy được và đóng máy sau 3 tháng.[42][46] Những cảnh quay lối bối cảnh thời Victoria được ghi hình tại Torpoint và Plymouth từ 1 tháng 9 tới 14 tháng 10. 215 diễn viên quần chúng địa phương được lựa chọn vào đầu tháng 8. Những địa điểm quay phim gồm Nhà Antony ở Torpoint, Charlestown, Cornwall và Barbican, Plymouth,[47][48] (tuy nhiên không đó đoạn phim nào từ Barbican được dùng đến). Công đoạn ghi hình chuyển động bắt đầu vào đầu tháng 10 tại Sony Pictures Studios ở Thành phố Culver, California (dù sau này những cảnh quay ấy đã bị xóa bỏ).[49][50][51] Phim cũng được quay tại Culver Studios.[52] Burton cho biết ông đã sử dụng kết hợp giữa người đóng và hoạt hình mà không cần ghi hình chuyển động.[53] Vị đạo diễn còn lưu ý rằng đây là lần đầu tiên ông quay phim trên phông xanh.[53] Những cảnh quay trên phông xanh (chiếm tới 90% bộ phim) được hoàn tất chỉ sau 40 ngày.[54] Nhiều diễn viên và ê-kíp làm phim cảm thấy buồn vì nhiều giờ đồng hồ bị vây quanh bởi màu xanh lá, và Burton đã lắp kính màu oải hương vào kính của mình để tránh bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng màu.[54] Do nhu cầu sử dụng hiệu ứng kỹ thuật số liên tục để làm biến dạng ngoại hình của các diễn viên (chẳng hạn như kích cỡ đầu của Nữ hoàng Đỏ hay chiều cao của Alice), giám sát hiệu ứng kỹ xảo Ken Ralston cảm thấy kiệt sức khi xử lý khâu này cho bộ phim: “Đây là show lớn nhất mà tôi từng làm, [và] tác phẩm sáng tạo nhất mà tôi từng tham gia.”[55]

Sony Pictures Imageworks là đơn vị xử lý những cảnh dùng hiệu ứng kỹ xảo.[56] Burton thấy rằng 3D là môi trường phù hợp cho truyện phim.[11] Burton và Zanuck lựa cho ghi hình bằng những máy quay thông thường, rồi chuyển cảnh quay thành 3D trong giai đoạn sản xuất hậu kỳ; Zanuck giải thích rằng các máy quay 3D quá đắt và “cồng kềnh”, họ thấy rằng chẳng có khác biệt nào giữa cảnh quay đã được chuyển định dạng và những góc máy quay bằng 3D.[57] James Cameron (đạo diễn bộ phim 3D Avatar công chiếu vào tháng 12 năm 2009) chỉ trích lựa chọn kể trên của Burton và ê-kíp bằng phát biểu: “Chẳng có lý nào lại quay phim bằng 2D và chuyển sang 3D”.[58]

Nhạc nền phim của Danny Elfman (đối tác lâu năm của Burton) được phát hành vào ngày 2 tháng 3 năm 2010.[59] Album ra mắt ở vị trí số 89 trên bảng xếp hạng Billboard Top 200 album.[60]

Almost Alice là album tuyển tập nhạc của nhiều nghệ sĩ lấy cảm hứng từ bộ phim.[59][61][62] Đĩa đơn đầu tiên mang tên “Alice” của nữ ca sĩ Avril Lavigne ra mắt vào ngày 27 tháng 1 năm 2010 trên chương trình phát thanh của Ryan Seacrest. Các đĩa đơn khác gồm có “Follow Me Down” của 3OH!3, “Her Name Is Alice” của Shinedown và “Tea Party” của Kerli.[63] Album được phát hành vào ngày 2 tháng 3 năm 2010.[59]

Ngày 12 tháng 10 năm 2010, các chuỗi rạp phim lớn ở Anh Quốc là Odeon, Vue và Cineworld đã định tẩy chay bộ phim vì giảm thời gian chiếu rạp và phát hành DVD từ 17 tuần thông thường xuống 12 tuần. Lý do Disney cắt giảm thời gian chiếu rạp Alice có thể là để tránh phát hành DVD phim trùng với giải vô địch bóng đá thế giới 2010, song các rạp chiếu ở Anh phản bác rằng Alice sẽ ít bị Giải vô địch thế giới lấn át hơn những tựa phim khác.[64] Một tuần sau thông báo trên, Cineworld (đơn vị sở hữu 24% cổ phần doanh thu phòng vé ở Anh) chọn chiếu phim ở hơn 150 rạp. Giám đốc điều hành Cineworld, ông Steve Wiener phát biểu: “Là những người dẫn đầu trong mảng 3D, chúng tôi không muốn khán giả bỏ lỡ một tác phẩm tuyệt vời về mặt thị giác như vậy. Giống như thành công của Avatar đã thể hiện, hiện có một lượng lớn người xem thèm khát trải nghiệm 3D”.[65] Ngay sau đó, chuỗi rạp phim Vue cũng tiến tới thỏa thuận với Disney, nhưng Odeon thì vẫn lựa chọn tẩy chay phim ở Anh, Ireland và Ý.[66] Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Odeon đã tiến tới một thỏa thuận và quyết định chiếu phim vào ngày 5 tháng 3 năm 2010.[67] Buổi chiếu ra mắt tác phẩm được tổ chức tại Odeon Leicester Square ở Luân Đôn vào ngày 25 tháng 2 năm 2010 nhằm quyên góp cho Quỹ Trẻ em và Nghệ thuật của Thái tử, với sự tham dự của Thân vương xứ Wales và Công tước phu nhân Cornwall. Vụ lùm xùm kể trên cũng không ảnh hưởng tới kế hoạch chiếu phim tại Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha và Áo.[66][69] Tác phẩm được công chiếu ở Liên hiệp Anh và Mỹ bằng cả định dạng Disney Digital 3D lẫn IMAX 3D,[46] cũng như ở những rạp phim thông thường vào ngày 5 tháng 3 năm 2010.[70] Tại Việt Nam, Alice khởi chiếu tại các cụm rạp của đơn vị Megastar trên toàn quốc vào ngày 12 tháng 3 năm 2010.[1]

Ban nhạc Mad T Party tại California Adventure với đội hình Sóc chuột chơi guitar, Mèo Cheshire chơi trống và Alice hát chính .Ngày 22 tháng 6 năm 2009, những tấm hình tiên phong của bộ phim được bật mý, cho thấy Depp vai Thợ làm mũ điên, Hathaway vai Nữ hoàng Trắng, Bonham Carter vai Nữ hoàng Đỏ và Lucas vai Tweedledee – Tweedledum. [ 46 ] Một tấm hình mới của Alice cũng được cho ra đời. [ 71 ] Vào tháng 7, những tấm hình mới Open với Alice ôm một chú thỏ trắng, Thợ làm mũ điên the Mad Hatter ôm một chú thỏ rừng, Nữ hoàng Đỏ ôm một con lợn và Nữ hoàng Trắng ôm một con chuột. [ 72 ]

Ngày 22 tháng 7 năm 2009, một teaser trailer từ góc nhìn của Thợ làm mũ điên được phát hành trên trên IGN nhưng ngay sau đó bị gỡ xuống vì Disney tuyên bố vẫn chưa trình làng trailer. Teaser còn dự kiến chiếu cùng với trailer bản phim chuyển thể Giáng Sinh yêu thương của Robert Zemeckis vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 lúc chiếu bộ phim Biệt đội chuột lang. Ngày hôm sau, teaser trailer trình làng tại Comic-Con song trailer được chiếu lại khác so với bản bị rò rỉ. Bản của ComicCon không có thoại của Thợ làm mũ điên. Thay vào đó là phần nhạc bài hát “Time to Pretend” của MGMT, và những clip trình chiếu lại theo trật tự khác so với bản bị rò rỉ. Bản bị rò rỉ lúc đầu được chiếu trong một trong ba nhóm Facebook dùng để quảng bá bộ phim mà sở hữu nhiều thành viên nhất. Các nhóm dùng để quảng bá bộ phim là “The Loyal Subjects of the Red Queen”, “The Loyal Subjects of the White Queen” và “The Disloyal Subjects of the Mad Hatter”.[73]

Cũng tại ComicCon, những đạo cụ làm phim được trưng bày trong một buổi triển lãm “Alice ở xứ sở thần tiên”. Những bộ phục trang có mặt trong buổi triển lãm gồm có váy, ghế, bộ tóc giả, kính và cây trượng của Nữ hoàng Đỏ; váy, bộ tóc giả và một mô hình lâu đài nhỏ của Nữ hoàng Trắng; bộ đồ, tóc, tóc giả, ghế và bàn của Thợ làm mũ điên; váy và bộ giáp chiến đấu (để đánh bại Jabberwocky) của Alice. Những đạo cụ khác gồm có những chiếc chai “DRINK ME” (Uống tôi đi), chùm chìa khóa, một cái bánh ngọt in chữ “EAT ME” (Ăn tôi đi) và những mô hình Thỏ Trắng và Thỏ Tháng ba.[74] Một khu vực tiệc tùng vào ban đêm tại công viên chủ đề Disney California Adventure đã được thành lập, có tên “Mad T Party”.[75]

Trò chơi điện tử[sửa|sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 7 năm 2009, Disney Interactive Studios thông báo một trò chơi điện tử của Alice in Wonderland (do xưởng game Étranges Libellules của Pháp phát triển) sẽ được trình làng vào cùng tuần chiếu bộ phim trên các hệ máy chơi Wii, Nintendo DS và Microsoft Windows. Phần soundtrack được sáng tác bởi nhà soạn nhạc trò chơi điện tử Richard Jacques.[76] Các phiên bản của Wii, DS và PC ra mắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2010. Disney Interactive còn phát hành tựa game Alice in Wonderland: A New Champion vào năm 2013 cho máy iOS.[77]

Băng đĩa tại gia[sửa|sửa mã nguồn]

Walt Disney Studios Home Entertainment là đơn vị chức năng phát hành gói đĩa Blu-ray ( gồm có 3 đĩa là Blu-ray, DVD và một bản sao kĩ thuật số ), đĩa đơn Blu-ray và đĩa đơn DVD vào ngày 1 tháng 6 năm 2010 tại Bắc Mỹ và ngày 1 tháng 7 năm 2010 tại Úc. [ 78 ] Bản DVD có ba đoạn phim ngắn về quy trình làm phim, chú trọng vào tầm nhìn về xứ Wonderland của Burton cùng những nhân vật Alice và Thợ làm mũ điên. Bản Blu-ray có 9 đoạn phim phụ tập trung chuyên sâu vào những nhân vật phụ, hiệu ứng kỹ xảo và những góc nhìn sản xuất khác của phim. [ 79 ] Tuy nhiên do vài sơ sót, một lượng nhỏ những bản đĩa đã được tung lên kệ bán sớm một tuần ở những shop nhỏ hơn, tuy nhiên chúng nhanh gọn bị gỡ xuống, dẫu vậy 1 số ít đĩa đã được xác nhận đặt mua trước ngày ra đời. Trong tuần đầu phát hành ( 1 – 6 tháng 6 năm 2010 ), đĩa phim bán ra 2.095.878 đơn vị chức năng DVD ( tương tự 35,44 triệu USD ) và chiếm ngôi đầu bảng doanh thu bán DVD trong hai tuần liên tục. Đến 22 tháng 5 năm 2011, tác phẩm bán ra 4.313.680 đơn vị chức năng ( 76,41 triệu USD ). Sản phẩm không lọt được vào top 10 DVD hút khách nhất năm 2010 tính theo số đơn vị chức năng tiêu thụ, nhưng lại đứng hạng 10 trên chính bảng xếp hạng ấy nếu tính về doanh thu bán hàng. [ 80 ] [ 81 ]

Doanh thu phòng vé[sửa|sửa mã nguồn]

Alice ở xứ sở thần tiên đã thu về 334,19 triệu USD ở Bắc Mỹ và 691,27 triệu USD ở những vùng lãnh thổ khác, nâng tổng mức doanh thu toàn cầu lên con số 1,025 tỷ USD so với kinh phí 200 triệu USD.[6][82][83] Trên toàn thế giới, đây là bộ phim phim có doanh thu cao thứ hai của năm 2010.[84] Tác phẩm là phim có doanh thu cao thứ ba mà Johnny Depp đóng,[85] phim có doanh thu cao nhất do Tim Burton làm đạo diễn,[86] và phim có doanh thu cao thứ hai của Anne Hathaway. Ngoài ra, bộ phim là bản chuyển thể sách thiếu nhi có doanh thu cao thứ hai (toàn thế giới, cũng như tính riêng tại Bắc Mỹ và ngoài Bắc Mỹ).[87]

Trong dịp cuối tuần đầu tiên, Alice ở xứ sở thần tiên thu về 220,1 triệu USD toàn cầu, đánh dấu tác phẩm mở màn lớn thứ hai từ trước tới nay dành cho phim điện không phát hành vào kì nghỉ lễ hoặc mùa hè (xếp sau Đấu trường sinh tử), phim ăn khách thứ tư do Disney phân phối và tác phẩm ăn khách thứ tư trong năm 2010.[88] Bộ phim thống trị phòng vé thế giới trong ba dịp cuối tuần liên tiếp.[89][90][91][92] Ngày 26 tháng 5 năm 2010, ở ngày công chiếu thứ 85, tác phẩm trở thành phim điện ảnh thứ 6 vượt qua mốc 1 tỷ USD và phim thứ hai do Walt Disney Studios phát hành đạt thành tích này.[93][94]

Ở thị trường Bắc Mỹ, Alice ở xứ sở thần tiên là phim điện ảnh có doanh thu cao thứ 4, nhưng bị trượt khỏi top 100 nếu tính lạm phát. Đây còn là phim có doanh thu cao thứ hai của năm 2010 (sau Câu chuyện đồ chơi 3),[95] phim có doanh thu cao thứ hai mà Johnny Depp đóng[85] và phim có doanh thu cao nhất do Tim Burton làm đạo diễn.[86] Bộ phim khởi chiếu vào ngày 5 tháng 3 năm 2010 tại khoảng 7.400 phòng chiếu ở 3.728 cụm rạp, thu về 40.804.962 USD trong ngày chiếu đầu tiên, 3,9 triệu USD trong số đó đến từ những buổi chiếu giữa đêm,[96] xếp vị trí số một và thiết lập kỷ lục khởi chiếu mới vào tháng Ba.[97] Alice đem về 116,1 triệu USD trong dịp cuối tuần khởi chiếu, phá kỷ lục phim mở màn lớn nhất dịp cuối tuần vào tháng Ba (trước đó thuộc về 300),[98] kỷ lục phim mở màn lớn nhất dịp cuối tuần trong mùa xuân (trước đó do Fast and Furious nắm giữ), phim phi hậu truyện mở màn lớn nhất dịp cuối tuần (trước đó do Người Nhện nắm giữ)[99] và phim mở màn dịp cuối tuần cao nhất trong thời gian không phải kì nghỉ lễ hay mùa hè. Tuy nhiên, cả ba kỷ lục kể trên đều bị Đấu trường sinh tử xô đổ (152,5 triệu USD) vào tháng 3 năm 2012.[100][101] Alice là tác phẩm có doanh thu dịp cuối tuần khởi chiếu cao thứ 17 từ trước đến nay[102] và phim 3D ăn khách thứ 5.[103] Doanh thu dịp cuối tuần khởi chiếu xuất phát từ những suất chiếu 3D là 81,3 triệu USD (chiếm 70% tổng doanh thu dịp cuối tuần), qua đó phá kỷ lục phim 3D có doanh thu dịp cuối tuần lớn nhất[104][105] nhưng sau đó bị soán ngôi bởi Biệt đội siêu anh hùng của Marvel (108 triệu USD).[106] Tác phẩm sở hữu lượng bán vé trung bình dịp cuối tuần cao nhất năm 2010 (31.143 USD cho mỗi rạp) và lớn nhất dành phim dán nhãn PG.[107] Bộ phim đã phá vở kỷ lục dịp cuối tuần khởi chiếu IMAX[108] khi kiếm về 12,2 triệu USD ở 188 phòng chiếu IMAX, tức trung bình 64.197 cho mỗi phòng chiếu. Kỷ lục lần đầu bị xô đổ bởi Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2 (15,2 triệu USD).[105] Alice vẫn nắm giữ vị trí số một ở phòng vé Bắc Mỹ trong 3 tuần liên tiếp.[109][110] Alice ngừng chiếu tại các rạp vào ngày 8 tháng 7 năm 2010 với 334,2 triệu USD.

Ngoài Bắc Mỹ, Alice ở xứ sở thần tiên là phim có doanh thu cao thứ 15,[111] phim có doanh thu cao nhất năm 2010,[112] phim Disney có doanh thu cao thứ 4, phim có doanh thu cao thứ hai mà Johnny Depp đóng[85] và phim có doanh thu cao nhất do Tim Burton đạo diễn.[86] Tác phẩm bắt đầu với ước tính 94 triệu USD gặt hái được, đứng đầu doanh thu phòng vé dịp cuối tuần và nắm giữ vị trí này trong 4 tuần liên tiếp (tính tổng cộng là 5 tuần không liên tiếp).[113][114] Nhật Bản là quốc gia đem về cho bộ phim nhiều tiền bán vé nhất sau Bắc Mỹ với 133,7 triệu USD, kế tiếp là Liên hiệp Anh, Ireland và Malta (64,4 triệu USD), Pháp và vùng Maghreb (45,9 triệu USD).[115]

Đánh giá trình độ[sửa|sửa mã nguồn]

Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, Alice ở xứ sở thần tiên nhận được 51% lượng đồng thuận dựa theo 279 bài đánh giá, với điểm trung bình là 5,8/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng, “Alice của Tim Burton đã hy sinh tính mạch lạc trong cốt chuyện của cuốn sách – và gần như toàn bộ trái tim của nó – nhưng [tác phẩm vẫn] là một bữa tiệc hình ảnh không thể phủ nhận”.[116] Trên trang Metacritic, phần phim đạt số điểm 53 trên 100, dựa trên 38 nhận xét, chủ yếu là những ý kiến trái chiều.[117] Lượt bình chọn của khán giả trên trang thống kê CinemaScore cho phần phim điểm “A-” trên thang từ A+ đến F.[118]

Nhà phê bình Todd McCarthy của tạp chí Variety đánh giá cao bộ phim khi đã đưa vào những “khoảnh khắc thú vị, dí dỏm và [khiến người xem phải] đắm chìm”, nhưng cũng nhận định: “Khi phim tiến triển thì [tác phẩm] cũng trở nên dần bình thường hơn, trong đó trận chiến ở phần cao trào được xây dựng cũng chỉ tương tự như bất kỳ bộ phim bom tấn CGI nào khác trong vài năm qua”.[119] Theo Michael Rechtshaffen của tạp chí The Hollywood Reporter, Tim Burton đã “mang đến một dàn diễn viên vô cùng hóm hỉnh và xuất sắc, […] đạt được các mốc thỏa mãn về mặt cảm xúc”, đồng thời khen ngợi phần hình ảnh CGI: “Cuối cùng, chính khung cảnh choáng ngợp đã giúp cho cuộc phiêu lưu mới nhất của Alice trở nên thật kỳ diệu, vì công nghệ cuối cùng cũng đã có thể bắt kịp với trí tưởng tượng vô tận của Burton”.[120] Owen Gleiberman của Entertainment Weekly thì nhận định: “Tác phẩm Disney 3-D Alice ở xứ sở thần tiên của Burton, được biên kịch bởi chuyên gia nữ quyền Linda Woolverton, lại thực sự là một loại thức uống lạ: âm u, lan tỏa và quanh co, lấy bối cảnh không phải ở xứ sở thần tiên của sự quên lãng mà là ở một thế giới có tên Underland – một phiên bản không có gì vui vẻ của Wonderland.”[121] Nhà phê bình Roger Ebert của Chicago Sun-Times đã chấm cho bộ phim ba trên bốn sao và viết trong bài đánh giá của mình rằng: “Sẽ tốt hơn nếu nhìn nhận Alice như một tác phẩm kỳ ảo cho người lớn, đó cũng chính là cách Burton đã xuất xắc diễn đạt tác phẩm trước khi hồi thứ ba vô nghĩa [của phim] chạy trật khỏi đường ray.”[122]

Nhà phê bình Keith Phipps của câu lạc bộ điện ảnh The A.V. Club thì chỉ trích bộ phim về sự tham lam quá mức các tình tiết; ông chỉ ra rằng nếu tiểu thuyết của Carroll là sự chuyển tiếp nhẹ nhàng và thơ mộng giữa những câu chuyện kể làm cho trẻ em có thể yên giấc và giúp những giấc mơ trôi đi nhẹ nhàng thì bộ phim của Tim Burton lại đi quá sâu vào cuộc chiến giữa cái thiện, cái tốt với cái xấu trong dòng tường thuật dồn dập, tạo cảm giác ức chế cho người xem một cách không cần thiết, làm cho việc xem phim trở nên mệt mỏi.[123] Việc bộ phim lạm dụng quá nhiều hiệu ứng hình ảnh đã khiến nhà phê bình Stephanie Zacharek của trang Salon phải phàn nàn: “Burton đã chăm chút quá mức đến bài trí bộ phim và thiết kế nhân vật […]. Nói chung, Alice ở xứ sở thần tiên đã trở thành nồi súp cho các chủ nhân pha chế công nghệ mới và thử nghiệm sáng tạo thay vì là mảnh đất của những giấc mơ”.[123] Lou Lumenick của báo New York Post thì phát biểu rằng ông sẽ không có ý muốn xem phần tiếp theo của bộ phim nếu có, mặc dù ông cũng thừa nhận tài năng khai thác hiệu ứng hình ảnh và âm thanh của Tim Burton.[124] Nhà phê bình Dana Stevens của tờ báo mạng Slate không hài lòng lắm với cách chuyển thể tác phẩm của Carroll thành bộ phim của Tim Burton; bà cho rằng áp lực phải có một bộ phim hoành tráng, đạt lợi nhuận cao đã chi phối mạnh vào khâu biên tập và kịch bản: “Dù bộ phim rất dồi dào tình tiết, thậm chí dư thừa, nhưng tôi vẫn thấy thiếu một thứ. Đó là cái hồn của Alice, là ngôn ngữ của nhân vật chính, và cả những gì Carroll muốn nhắn với thiếu nhi qua bộ truyện Alice ở xứ sở thần tiênAlice ở xứ sở trong gương của mình”.[123]

Một số bài phê bình chỉ trích quyết định biến Alice thành “doanh nhân thuộc địa” ở cuối phim khi nhân vật lên đường sang Trung Quốc.[125][126][127] Với vai trò của Anh trong cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất và thứ hai ở thời đại Victoria và sự thống trị của nước ngoài đối với Trung Quốc thông qua “các hiệp ước bất bình đẳng”, chuyên gia về Trung Quốc Kevin Slaten nhìn nhận, “Không chỉ là một hình ảnh rắc rối đối với một hình tượng nhân vật nữ trong phim Disney, đây cũng là lời nhắc lại về sự bóc lột mà Trung Quốc đã phải gánh chịu trong suốt một thế kỷ.”[128] Nhà phát triển trò chơi American McGee, được biết đến với hai trò chơi AliceAlice: Madness Returns, đã được hỏi trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 về phiên bản chuyển thể của Tim Burton cho nhân vật Alice. McGee khen ngợi phần hình ảnh và âm thanh của bộ phim nhưng chỉ trích việc Alice có quá ít thời lượng trên màn ảnh so với các nhân vật khác. Ông cảm thấy Alice không có bất kỳ mục đích nào trong câu chuyện và cô chỉ được sử dụng như một “công cụ”.[129]

Sau khi công chiếu, Alice ở xứ sở thần tiên đã thu về khoảng 1,6 tỷ USD doanh thu bán lẻ cho Disney, tính cả doanh số bán băng đĩa và vật phẩm.[140] Sau khi phim công chiếu và đạt thành công lớn, Walt Disney Pictures đưa ra thông báo phát nhiều tựa phim người đóng chuyển thể từ loạt Animated Classics của họ.[141][142][143][144][145][146][147] Ngoại trừ Dumbo: Chú voi biết bay, Lady and the TrampHoa Mộc Lan;[148][149][150] Vua sư tử, Tiên hắc ám, Aladdin, Lọ Lem, Cậu bé rừng xanh, Người đẹp và quái vậtChristopher Robin đều đạt kết quả phòng vé khả quan (trong đó, bốn phim sau cùng còn nhận được lời khen ngợi từ giới phê bình). Disney còn thông báo phát triển các tựa phim người đóng chuyển thể của Pinocchio,[151] Fantasia,[152] The Sword in the Stone,[153] The Black Cauldron,[154] Peter Pan,[155] The Little Mermaid,[156] Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn,[157] Lilo & Stitch,[158] Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà,[159] Bambi,[160] Robin Hood,[161] và Hercules.[162] Hãng phim còn cho phát hành Cruella, một phần phim người đóng ngoại truyện của Một trăm linh một chú chó đốm, và dự định làm các tựa phim người đóng ngoại truyện của Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùnPeter Pan cùng với một phần hậu truyện người đóng của Aladdin.[163][164][165][166]

Walt Disney Theatrical đã bước đầu đám phán với Burton và nhà biên kịch Linda Woolverton để phát triển tác phẩm thành một vở nhạc kịch Broadway. Woolverton là tác giả vở nhạc kịch The Lion King của Disney và còn chấp bút cho các vở kịch tranh giải Tony của Beauty and the Beast, AidaLestat. Burton sẽ là người vẽ các thiết kế tổng thể cho vở nhạc kịch. Woolverton sẽ chuyển thể kịch bản phim của mình lên sân khấu. Chưa có một nhà soạn nhạc hay đội sáng tác nhạc nào được lựa chọn cả. Phần chỉ đạo và biên đạo múa sẽ giao cho Rob Ashford.[167][168][169] Vở nhạc kịch dự kiến công diễn ra mắt toàn thế giới ở Luân Đôn.[170]

Phần tiếp theo[sửa|sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 12 năm 2012, tạp chí Variety thông báo giai đoạn phát triển phần hậu truyện của Alice ở xứ sở thần tiên. Linda Woolverton trở lại viết kịch bản.[171] Ngày 31 tháng 5 năm 2013, James Bobin bắt đầu đàm phán để đạo diễn phần hậu truyện dưới tựa tạm thời là Alice in Wonderland: Into the Looking Glass.[172] Johnny Depp trở lại đóng Thợ làm mũ điên, Mia Wasikowska quay lại đảm nhiệm vai Alice và Helena Bonham Carter trở lại vào vai Nữ hoàng Đỏ.[173][174][175] Nhiều diễn viên khác từ tựa phim năm 2010 cũng tái thể hiện những vai diễn của họ trong phần hậu truyện.[176] Ngày 22 tháng 11 năm 2013, có nguồn tin cho hay phần hậu truyện sẽ công chiếu vào ngày 27 tháng 5 năm 2016 và Bobin sẽ nắm quyến chỉ đạo bộ phim. Rhys Ifans và Sacha Baron Cohen là những diễn viên mới góp mặt trong phần phim này.[174][177][178] Ngày 21 tháng 1 năm 2014, tựa phim được tái đặt là Alice in Wonderland: Through the Looking Glass.[179][180] Sau đấy tựa phim một lần nữa bị đổi thành Alice Through the Looking Glass.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận