Vải dạ là gì? Tìm hiểu về vải dạ

Vải dạ là gì? Tìm hiểu về vải dạ

Vải dạ là gì?

Vải Dạ là vải hàng dệt, xưa có nguồn gốc từ các sợi thiên nhiên như lông của một số loài động vật, sợi bông, đay, cói. Nhưng ngày nay dùng cả bông và sợi nhân tạo như polyester.
Vải dạ có đặc điểm là giữ nhiệt rất tốt, dày hơn vải nỉ nên rất được ưu tiên lựa chọn để may áo jacket. Vải được tạo ra bằng cách ép các sợi thật chặt vào nhau thành các tấm vải rộng. Bề mặt vải dạ được bao phủ bởi một lớp lông ngắn mềm mại.
 

Ưu điểm của vải dạ
– Vải dạ có các lớp lông được ép chặt vào nhau nên ưu điểm nổi trội nhất của nó là giữ ấm, giữ nhiệt tốt.
– Chất vải mềm nhẹ và đa dạng về màu sắc. 
– Sợi vải dày cho nên nó cũng có độ bền cao, ít thấm nước.
– Có tính đàn hồi tốt, tức là nó không bị bai.
– Vải dạ ít bám bụi, bám lông, do vậy nó rất được ưa chuộng trong may mặc.
– Chất liệu vải đặc biệt này không bị tước sợi, nó rất dễ cắt, dễ khâu và không cần vắt sổ khi may.

Nhược điểm của vải dạ
– Vải dạ có xu hướng bị co lại khi gặp nhiệt độ cao.
– Vải dạ thuộc hàng vải dày nên đôi khi sẽ gây ra một vài hạn chế khi thiết kế, dẫn đến không phải ai cũng có thể là đối tượng khách hàng của loại vải này.
– Có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chất liệu này cũng dễ bị côn trùng cắn, do vậy bạn nên cất giữ chúng cẩn thận.
– Khi bị nhúng nước, vải dạ trở nên nặng hơn rất nhiều.

Thời trang với vải dạ
Những chiếc áo khoác dáng dài duyên dáng, cuốn hút với chất liệu vải dạ rất được các chị em ưu tiên lựa chọn trong những ngày đại hàn. Đơn giản, sang trọng, lịch sự là những điểm cộng lớn cho những chiếc áo khoác dạ, thiết kế áo măng tô hay những chân váy dạ sành điệu. Rất dễ phối hợp với các kiểu trang phục khác, rất tiện lợi mà lại mang cảm giác quý phái. Một trong những items mà các nàng không thể làm ngơ.
 


Không chỉ là dành cho phái đẹp, mà cả phái mạnh cũng rất ưa thích lựa chọn cho mình những trang phục
 

Không chỉ là dành cho phái đẹp, mà cả phái mạnh cũng rất ưa thích lựa chọn cho mình những trang phục áo khoác dạ nam thật phong cách và sành điệu.


Cách nhận biết vải dạ tốt

Chất lượng của vải dạ được nhận biết bởi hai yếu tố: sự đồng nhất của bề mặt vải và khoảng cách giữa các sợi. Ngoài ra còn được đánh giá bởi độ dày và độ ấm của vải.
– Đầu tiên, bạn nên kiểm tra vải có bị dão, bị sờn hay có lỗ thủng hay không. Nếu có thì đó là vải dạ không tốt. Còn vải dạ chất lượng cao thì sẽ rất đều, mịn và mượt, không có lỗ thủng. 
– Vải dạ có tính đàn hồi. Hãy thử tính đàn hồi của vải.
– Nếu bạn thấy sợi bị gãy hoặc trẻ thì đó là vải chất lượng kém, bạn không nên lựa chọn nó để sử dụng hay thiết kế. Bởi vì các sợi vải lấy từ lông của các loài động vật và được chăm sóc đúng cách sẽ giai hơn, không bao giờ bị gãy.
– Hãy quan sát kĩ hơn trên bề mặt, nếu vải có những cuộn tạo thành những chấm vải nhỏ li ti thì đó là vải chất lượng kém. Còn vải dạ chất lượng cao sẽ được dệt chặt để hạn chế tình trạng này. 
– Các thương hiệu thời trang sử dụng vải dạ cao cấp sẽ không ngại cho bạn biết chính xác xuất xứ của chất liệu làm nên trang phục. Hãy hỏi về xuất xứ của nó.
– Hãy chọn những loại vải thật dày, mịn và mềm.

Cách bảo quản vải dạ

– Để giữ được độ mềm mại của vải dạ bạn nên dùng nước ấm để giặt.
– Không sử dụng chất tẩy mạnh cho các sản phẩm từ vải dạ.
– Nên giặt vải dạ bằng tay, hạn chế giặt máy để đảm bảo form dáng của sản phẩm, tránh bị hư hại.
– Khi phơi, nên chọn móc gỗ dày hoặc móc treo có độn.

Vải Dạ là vải hàng dệt, xưa có nguồn gốc từ những sợi vạn vật thiên nhiên như lông của một số ít loài động vật hoang dã, sợi bông, đay, cói. Nhưng ngày này dùng cả bông và sợi tự tạo như polyester. Vải dạ có đặc thù là giữ nhiệt rất tốt, dày hơn vải nỉ nên rất được ưu tiên lựa chọn để may áo khoác mùa đông dáng dài hay. Vải được tạo ra bằng cách ép những sợi thật chặt vào nhau thành những tấm vải rộng. Bề mặt vải dạ được bao trùm bởi một lớp lông ngắn quyến rũ. – Để giữ được độ quyến rũ của vải dạ bạn nên dùng nước ấm để giặt. – Không sử dụng chất tẩy mạnh cho những loại sản phẩm từ vải dạ. – Nên giặt vải dạ bằng tay, hạn chế giặt máy để bảo vệ form dáng của loại sản phẩm, tránh bị hư hại. – Khi phơi, nên chọn móc gỗ dày hoặc móc treo có độn .

Rate this post

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận